ttth247.com

7 tháng, 56 người tử vong vì bệnh dại, chỉ hơn một nửa chó nuôi được tiêm phòng

Công tác phòng chống bệnh kéo dài bao nhiêu năm qua có vẻ vẫn không có hiệu quả. Những thông tin này được đưa ra tại Hội nghị Tăng cường công tác phòng chống bệnh dại khu vực miền Bắc 2024, vừa được tổ chức ở Hà Nội.

Tại hội nghị, Bộ Y tế công bố: Trong 7 tháng đầu năm 2024, cả nước có 56 ca tử vong vì bệnh dại tại 29 tỉnh thành, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong phạm vi toàn quốc, những địa phương có dịch dại bùng phát mạnh và nhiều ca tử vong là Bình Thuận 7 ca tử vong, Đắk Lắk: 5 ca, các tỉnh Gia Lai, Nghệ An, Bến Tre, Tây Ninh mỗi tỉnh có 4 người tử vong do bệnh dại, Long An, Hòa Bình 3 ca…

Trong suốt những năm qua, bệnh dại luôn đứng đầu về số ca tử vong trong số các bệnh truyền nhiễm, chỉ sau dịch sởi năm 2014, sau dịch COVID-19 năm 2021, 2022.

PGS.TS Trần Như Dương - phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Bộ Y tế - khẳng định: Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm vì vô phương cứu chữa. Chỉ có vắc xin mới có thể cứu bệnh nhân khỏi cái chết khi bị chó, mèo dại cắn cào, liếm vào vết thương hở.

Theo Bộ Y tế, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong do bệnh dại là người bị chó mèo cắn, cào chủ quan không đi chích ngừa vắc xin sau khi bị chó, mèo cắn, cào, hoặc liếm vào vết thương hở.

Một số rất ít trường hợp tiêm không kịp, khi bệnh nhân mới chích ngừa được 1-2 mũi vắc xin đầu tiên thì đã tử vong do vết thương vùng đầu, mặt, cổ, vi rút tấn công vào não trước khi vắc xin có hiệu lực.

Điều tra dịch tễ cho thấy nguyên nhân chủ yếu khiến người dân không đi tiêm vắc xin dại, đó là cho rằng bị chó nhà cắn, chó không mắc bệnh dại, cũng có không ít trường hợp chết oan do tìm đến thầy lang chữa dại mà không đi tiêm phòng.

Đặc biệt có những trẻ nhỏ bị chó cắn không nói với gia đình, lỡ mất cơ hội điều trị dự phòng và tử vong.

Chính vì vậy các gia đình cần nhắc nhở con trẻ về việc bị chó cắn, dù vết thương nhẹ hay chảy máu thì cũng phải báo lại với bố mẹ. Tuyệt đối không mắng trẻ khi bị chó mèo cắn vì có thể khiến trẻ sợ và không kể lại cho bố mẹ.

Ông Dương đề nghị ngành y tế các địa phương rà soát tình trạng thầy lang tuyên bố trừ được dại, chữa được dại để có chế tài xử phạt.

"Quy định xử phạt thầy lang chữa dại đã có mà các địa phương không có động tĩnh gì, để nhiều người tin theo thầy lang, không tiêm vắc xin và lên cơn dại, chết oan uổng", ông bức xúc.

Mới có 58% chó nuôi được tiêm ngừa bệnh dại

Tại hội nghị, Cục Thú y cũng công bố tỉ lệ tiêm phòng dại trên đàn chó hiện đang là 58%.

Tuy nhiên con số này chưa thực sự sát thực tiễn, vì trên thực tế ngành thú y và các địa phương chưa thống kê được đàn chó, chưa quản lý được đàn chó nên không nắm được tổng đàn chó thực tế là bao nhiêu, vì vậy tỉ lệ này có thể chưa chính xác.

Ông Phan Quang Minh, phó cục trưởng Cục Thú y, cho biết còn nhiều tỉnh tỉ lệ tiêm phòng chó chưa đạt 30%. Đây là vấn đề nan giải nhất trong phòng chống bệnh dại. Sắp tới, bộ sẽ tham mưu các địa phương áp dụng các chế tài xử phạt những chủ nuôi không tiêm phòng cho chó, để chó thả rông.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 500.000 người bị chó cắn. Chỉ tính chi phí điều trị dự phòng (tức tiêm vắc xin dại và huyết thanh kháng dại) là khoảng 2.000 tỉ đồng. 

Ngoài ra chưa kể các chi phí khác như: phẫu thuật thẩm mỹ, nạn nhân hoặc người nhà phải nghỉ làm để điều trị… tổn thất do bị chó cắn có thể vượt xa con số 2.000 tỉ mỗi năm.

Trước thực trạng số ca tử vong vì bệnh dại năm 2024 tăng cao, ngày 14-3-2024 Thủ tướng Chính phủ đã có công điện số 22 về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại.

Thủ tướng yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân và hướng dẫn người dân chấp hành nghiêm quy định của pháp luật trong việc nuôi, quản lý chó, mèo và các loài động vật khác có nguy cơ gây bệnh.

Đặc biệt Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp chỉ đạo công an cơ sở chủ động nắm tình hình, kịp thời điều tra, xử lý nghiêm trường hợp chủ nuôi chó không thực hiện quy định về nuôi, quản lý chó dẫn tới gây hậu quả nghiêm trọng.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Anh- Bác sĩ Rachel Gibson, 47 tuổi, ngừng tim sau ca phẫu thuật thay khớp háng tại Bệnh viện Spire Lea do bị tiêm quá liều thuốc gây tê cục bộ.
3 tuần trước - Mỹ đang trải qua làn sóng Covid-19 lớn nhất trong hai năm gần đây, chưa rõ khi nào dịch sẽ đạt đỉnh.
1 tháng trước - Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus, lây lan dễ dàng khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc thở, có thể gây biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
1 tháng trước - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa thực hiện thành công ca ghép khí quản kết hợp với phẫu thuật tạo hình thực quản cổ hiếm gặp trong y văn thế giới, lần đầu tiên được thực hiện thành công tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại.
1 tháng trước - Trẻ 3-14 tuổi có thể bị chứng tiểu rắt, khiến tần suất đi tiểu lên tới vài lần mỗi giờ không rõ nguyên nhân, nhưng thường tự khỏi không cần điều trị.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
4 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.
4 giờ trước - Mùa thu tới, sự thay đổi nhiệt độ làm kích hoạt các đợt viêm da, khiến bé mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Và thật bất ngờ, chính 5 loại lá tưởng siêu bình thường này lại có tác dụng giúp dịu da bé nhanh chóng mà không phải ai cũng biết.
4 giờ trước - TP HCM- Chàng trai 29 tuổi đau lưng nhiều, tê yếu chân phải, có lúc đang đứng thì ngã sụp xuống đất do thoát vị đĩa đệm hai tầng rất nặng, gây hẹp ống sống.
4 giờ trước - Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu không nên tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có tính axit, chứa caffein và cay để tránh tình trạng nặng hơn.