ttth247.com

Ăn rau xào bọ xít, bé 9 tuổi tím tái toàn thân

Người cha ăn một vài con bọ xít, trẻ ăn nhiều hơn khoảng trên 10 con. Sau ăn 2 giờ, cả hai người đều có triệu chứng nôn, chóng mặt, mệt, yếu chi.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La vừa cấp cứu cho bệnh nhi Q.V.T. (9 tuổi, trú tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) trong tình trạng nhịp tim chậm, khó thở, tím tái toàn thân, mệt lả, da vàng và yếu cơ tứ chi.

Theo thông tin từ gia đình, hai bố con bé T. ăn bọ xít với rau xào vào bữa tối hôm trước. Người cha ăn một vài con, trẻ ăn nhiều hơn khoảng trên 10 con. Sau ăn 2 giờ, cả hai người đều có triệu chứng nôn, chóng mặt, mệt, yếu chi.

Ảnh minh họa

Ngày hôm sau, bố đỡ mệt, hết nôn và đi lại được. Tuy nhiên, bé T. ăn nhiều hơn nên triệu chứng nặng hơn, co giật từng cơn trong đêm, được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Mường La sau đó chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La điều trị.

Các bác sĩ chẩn đoán trẻ ngộ độc do ăn côn trùng (bọ xít). Bệnh nhi được điều trị tích cực bù dịch, bù điện giải và dùng thuốc chống co giật. Tuy nhiên, tình trạng trẻ chưa được cải thiện, mệt nhiều, vật vã, kích thích, mạch chậm, huyết áp tụt và da vàng nhiều.

Các bác sĩ hội chẩn chuyên khoa Hồi sức tích cực - Chống độc và lãnh đạo bệnh viện, chuyển bệnh nhi về Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp tục điều trị. Sau 7 ngày điều trị, tình trạng sức khỏe bệnh nhi đã dần ổn định.

Theo các chuyên gia, bọ xít có nhiều loài, trong đó cũng nhiều loài có thể có chất độc mà hiện chưa thể đánh giá hết. Bên cạnh đó, ngay cả khi con vật không có độc nhưng cũng có nguy cơ rất cao mang các mầm bệnh và lây bệnh cho người (như các ký sinh trùng, vi khuẩn, virus).

Thông tin y học về độc tính của các loài sâu, bọ xít hiện nay còn ít. Do đó, có rất ít loài sâu, bọ xít được khoa học chứng minh là an toàn để ăn. Trong cộng đồng cũng như các bác sĩ cũng không thể nhận dạng để xác định loài bọ xít cụ thể và rất dễ nhầm lẫn.

Chuyên gia chống độc khuyên, để phòng tránh ngộ độc và mắc bệnh, bên cạnh một vài dạng côn trùng đã được biết rõ ràng có thể dùng làm thực phẩm (ví dụ nhộng tằm), người dân không nên sử dụng các sinh vật lạ hoặc không chắc chắn làm thực phẩm dù chế biến bằng bất kỳ cách nào.

Source: 24h.com.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Sơn La- Sau hai giờ ăn bọ xít xào rau, hai bố con nôn, đau đầu, riêng bé trai 9 tuổi co giật từng cơn, tím tái.
1 tháng trước - Rau lang cung cấp dinh dưỡng tới cơ thể nhiều hơn khi ăn củ khoai lang. Vitamin khi ăn rau lang cao gấp 3 lần khi ăn khoai lang, vitamin C cao hơn 5 lần, riboflavin cao hơn gấp 10 lần... Vậy ăn sao cho bổ dưỡng, chữa bệnh?
5 ngày trước - Loại củ rất phổ biến ở Việt Nam này hóa ra là bí quyết sống thọ của một Vùng Xanh nổi tiếng.
2 tuần trước - Trước đây tôi rất thích ăn rau sống, gỏi nên khi mang thai rất thèm ăn nhưng mẹ chồng khuyên không nên vì dễ bị giun sán, có đúng không?(Trang, 22 tuổi, Hà Nội).
5 ngày trước - TP HCM- Trong mỗi bữa ăn, Kim Tiền sẽ tính toán tổng calo nạp vào luôn nhỏ hơn lượng calo tiêu thụ, giảm mỡ, giảm ngọt, nhờ đó giảm 20 kg.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Trong y học cổ truyền hoa đu đủ đực được xem như một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe. Trong dân gian sử dụng hoa đu đủ đực như một loại thức uống, món ăn hàng ngày.
3 giờ trước - Hà Nội- Tăng cân sau sinh khiến Linh ngán ngẩm khi nhìn mình trong gương, cô quyết nhịn ăn gián đoạn, ăn theo quy tắc bàn tay kết hợp tập luyện thay đổi vóc dáng.
3 giờ trước - Tôi thường xuyên nhận được thịt cá sạch từ quê gửi lên, nên đã dự trữ đầy ắp ngăn đông tủ lạnh, điều này có tốt? (Hà, 35 tuổi, Hà Nội)
8 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
9 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!