ttth247.com

Ăn tiết canh cầu may mắn, nam thanh niên nguy kịch do liên cầu lợn

Khoa Hồi sức tích cực,Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư (Hà Nội) đang điều trị cho nam bệnh nhân 27 tuổi ở Bắc Ninh, được Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh chuyển đến trong tình trạng thở máy, trên người nhiều ban xuất huyết hoại tử rải rác toàn thân, tập trung nhiều vùng mặt, đầu chi, sau khi ăn tiết canh.

Ăn tiết canh cầu may mắn, nam thanh niên nguy kịch do liên cầu lợn- Ảnh 1.

Nam bệnh nhân 27 tuổi nguy kịch sau ăn tiết canh

ẢNH: THANH ĐẶNG

Theo lời người nhà bệnh nhân kể lại, trước nhập viện (hôm 1.8 âm lịch), bệnh nhân có ăn tiết canh lợn ngoài quán, với quan niệm đi tiết canh(món ăn màu đỏ) lấy may.

Sau khi về nhà, bệnh nhân xuất hiện mệt mỏi, đau mỏi người. Đến đêm, bệnh nhân sốt rét run không rõ nhiệt độ. Sáng ngày vào viện, người nhà phát hiện bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, gọi hỏi không đáp ứng, tím tái toàn thân.

Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh, bệnh nhân được đặt ống nội khí quản thở máy và chuyển Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư điều trị.

Nhập viện với chẩn đoán: nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não theo dõi do liên cầu lợn, hiện bệnh nhân bị biến chứng suy đa tạng, rối loạn đông máu nặng. Bệnh nhân đang được điều trị tích cực: lọc máu liên tục, truyền các chế phẩm của máu...

Qua thực tế tiếp nhận điều trị các ca bệnh liên cầu lợn, thạc sĩ - bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, chia sẻ một số nơi vẫn có người dân quan niệm rằng ăn tiết canh đầu tháng (có màu đỏ) để lấy may mắn. Điều này không đúng, bởi tiết canh có thể gây hại cho sức khỏe con người. Tiết canh được lấy từ tiết động vật tươi sống. Đây là một trong các nguyên nhân chính khiến nhiều bệnh nhân bị nhiễm giun sán.

"Nếu ăn phải tiết canh của lợn đang mắc bệnh thì người ăn có nguy cơ mắc liên cầu lợn, bệnh đường tiêu hóa. Trường hợp nam thanh niên 27 tuổi này cũng mắc sai lầm như vậy", bác sĩ Phúc cho biết.

Ăn tiết canh cầu may mắn, nam thanh niên nguy kịch do liên cầu lợn- Ảnh 2.

Món ăn từ tiết sống, món thịt tái có thể chứa mầm bệnh liên cầu lợn, giun sán

ẢNH: NGỌC THẮNG

Di chứng vĩnh viễn, nguy cơ tử vong rất cao

Theo bác sĩ Phúc, liên cầu khuẩn lợn (tên khoa học Streptoccocus suis) là tác nhân gây bệnh viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp ở lợn. Vi khuẩn có thể cư trú ở đường hô hấp trên (mũi, họng), đường sinh dục và tiêu hóa của lợn khỏe mạnh.

Ở người, liên cầu khuẩn lợn gây bệnh cảnh nhiễm trùng nặng, đe dọa tính mạng như: viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp, viêm nội tâm mạc.

Vi khuẩn liên cầu lợn lây từ lợn sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với lợn mang vi khuẩn (lợn lành, hoặc lợn bị bệnh) thông qua những vết thương nhỏ, hoặc trầy xước trên da trong quá trình giết mổ lợn, chế biến thịt lợn, hoặc do ăn tiết canh, thịt lợn chưa chế biến kỹ. Thời gian ủ bệnh ngắn từ vài giờ, cho đến 2 - 3 ngày. Tuy nhiên, có trường hợp ủ bệnh có thể đến vài tuần.

Bác sĩ Phúc cho biết thêm, người bị viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn nếu chẩn đoán điều trị muộn di chứng nặng nề: điếc một bên hay 2 bên vĩnh viễn, không hồi phục. Một số bệnh nhân phải điều trị dai dẳng, tái phát nhiều đợt.

Nhiễm trùng liên cầu khuẩn lợn mặc dù được điều trị, tỷ lệ tử vong chung là 17%. Trường hợp bệnh nhân đã có biểu hiện sốc nhiễm khuẩn, tỷ lệ tử vong rất cao lên đến 60 - 80%.

Để phòng, tránh bệnh liên cầu lợn, người dân nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y. Tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.

Khi ăn cần nấu chín thịt lợn là điều rất quan trọng (Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo trên 70 độ C). Đặc biệt lưu ý là người dân không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn. Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống.

Phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc, chế biến thịt lợn. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.

(Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư)

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Theo lời người nhà bệnh nhân kể lại, cách vào viện 4 ngày, bệnh nhân có ăn tiết canh lợn ngoài quán.
4 ngày trước - Hối hận vì thói quen ăn uống xấu của mình, anh Hạo chia sẻ: “Rất nhiều người trẻ, bận rộn cũng có thói quen uống nước ngọt tăng lực như tôi và tôi hy vọng mọi người sớm thay đổi trước khi quá muộn”.
3 tuần trước - Từ một thanh niên khỏe mạnh có thể làm nhiều công việc, nhưng nếu bị bạch hầu trở về sẽ không thể quét được nhà. Với trẻ em mắc bệnh bạch hầu, sau khi xuất viện các cháu cũng rất yếu.
3 tuần trước - Độc tố của bệnh bạch hầu rất nguy hiểm. Mỗi ca bệnh phải điều trị mất nhiều tháng. Bác sĩ phải cùng bệnh nhân vượt qua giai đoạn bệnh nặng, kéo dài.
1 tháng trước - Phụ nữ ở nhiều nước đang trả bộn tiền để tham gia trào lưu giảm căng thẳng độc lạ có tên "nghi lễ thịnh nộ" (Rage Ritual). Phải chăng cái thời "dẫu cho chín giận mười hờn cũng nguôi" qua rồi?
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
4 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.
4 giờ trước - Mùa thu tới, sự thay đổi nhiệt độ làm kích hoạt các đợt viêm da, khiến bé mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Và thật bất ngờ, chính 5 loại lá tưởng siêu bình thường này lại có tác dụng giúp dịu da bé nhanh chóng mà không phải ai cũng biết.
5 giờ trước - TP HCM- Chàng trai 29 tuổi đau lưng nhiều, tê yếu chân phải, có lúc đang đứng thì ngã sụp xuống đất do thoát vị đĩa đệm hai tầng rất nặng, gây hẹp ống sống.
5 giờ trước - Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu không nên tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có tính axit, chứa caffein và cay để tránh tình trạng nặng hơn.