ttth247.com

Ba gánh nặng dinh dưỡng đè nặng trẻ em Việt

Trẻ em Việt Nam đang phải đối mặt với 3 gánh nặng về dinh dưỡng gồm suy sinh dưỡng thể thấp còi, thừa cân béo phì và thiếu vi chất dinh dưỡng.

Thông tin được PGS.TS. Trần Thanh Dương, Viện trưởng Dinh dưỡng, cho biết tại Hội thảo quốc tế dinh dưỡng người Việt với chủ đề Dinh dưỡng học đường, do Bộ Y tế và Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản tổ chức, ngày 12/10 tại Hà Nội.

Theo số liệu điều tra toàn quốc năm 2023, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi của Việt nam là 18%, thuộc nhóm các quốc gia có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi trẻ em dưới 20% - mức trung bình theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn cao ở vùng Trung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, tất cả nhóm tuổi đều tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì. Trong đó, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ 5-19 tuổi tăng từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020, tức tăng gấp đôi sau 10 năm. Ngoài ra, tỷ lệ trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng vẫn cao, đặc biệt là sắt và kẽm.

Khoảng 86% chiều cao tối đa của con người đạt được trong độ tuổi dưới 12, đây là giai đoạn quyết định sự phát triển tối đa tầm vóc, thể lực và trí lực của con người. Vì vậy, vấn đề chăm lo dinh dưỡng cho trẻ em ở giai đoạn này rất cần thiết.

Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ đặt mục tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 15% vào năm 2030, đồng thời kiểm soát tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em, đặc biệt là ở khu vực thành thị. Tăng cường giáo dục dinh dưỡng trong nhà trường. Mục tiêu là năm 2025, có 60% trường học ở khu vực thành thị và 40% ở khu vực nông thôn tổ chức bữa ăn học đườn,g xây dựng thực đơn đáp ứng nhu cầu theo khuyến nghị.

PGS.TS. Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, phát biểu tại hội nghị. Ảnh: K.Anh

PGS.TS. Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, phát biểu tại hội nghị. Ảnh: K.Anh

Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Giáo dục Thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết vừa thí điểm mô hình bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em. Chương trình thí điểm tại 10 tỉnh thành trên cả nước (Sơn La, Thái Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Huế, Quảng Nam, Lâm Đồng, TP HCM, An Giang), đại diện cho 5 vùng sinh thái của Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu cho thấy sau gần một năm triển khai mô hình có hiệu quả tích cực đối với sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ. Đồng thời, mô hình góp phần nâng cao kiến thức về dinh dưỡng hợp lý và tăng cường thể lực cho cả học sinh, nhà trường và phụ huynh.

Tuy nhiên, chương trình về dinh dưỡng học đường hiệu quả thiết thực nhưng chưa được thực hiện lâu dài, bền vững và đồng bộ trên cả nước. "Việt Nam cũng chưa có các luật định, chính sách quy định cụ thể như một số quốc gia phát triển nên việc triển khai còn nhiều hạn chế", ông Đề nói và đề xuất Bộ Y tế sớm ban hành tiêu chuẩn dinh dưỡng đối với bữa ăn học đường.

Ông cũng cho rằng Bộ Y tế ccần tham mưu, xây dựng Luật Phòng bệnh quy định về dinh dưỡng học đường. Đây là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước, địa phương, cơ sở giáo dục chuẩn bị điều kiện và tuân thủ các quy định về dinh dưỡng học đường.

Bữa ăn học đường của một trường mầm non. Ảnh: Linh Nga

Bữa ăn học đường của một trường mầm non. Ảnh: Linh Nga

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, GS Nakamura Teiji, Chủ tịch Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản, cho hay Nhật Bản đã thành công khi xây dựng chương trình bữa ăn học đường, từ đó cải thiện tầm vóc của người dân một cách ngoạn mục sau 50 năm. Theo đó, năm 1954, Nhật Bản ban hành Luật Bữa trưa học đường. Năm 2005, chính phủ Nhật Bản ban hành Luật cơ bản về giáo dục thực phẩm và dinh dưỡng. Như vậy, luật về dinh dưỡng học đường ở Nhật Bản đã ra đời từ sớm và có sự thay đổi theo từng giai đoạn, để phù hợp với tình hình thực tế về tình trạng dinh dưỡng, kinh tế và xã hội.

Kết quả khảo sát của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, công bố vào năm 2023, chiều cao trung bình của nam là 1,72 m, nữ là 1,58 m. Cách đây 50 năm, các con số này lần lượt 1,5 m và 1,49 m. Hiện tại, chiều cao trung bình của người Nhật thuộc nhóm hàng đầu thế giới.

Lê Nga

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tuần trước - Đây là ý kiến của TS Nguyễn Phương Mai, chuyên gia về khoa học não bộ ở Hà Lan, về ảnh hưởng của dinh dưỡng thiếu lành mạnh, thực phẩm bẩn với sức khỏe.
3 tuần trước - Cho trẻ ăn giặm quá sớm, không cho trẻ tập nhai, chỉ cho ăn nước mà không ăn rau, cho trẻ xem phim, điện thoại khi ăn và ép buộc trẻ ăn… là sai lầm thường gặp của nhiều gia đình khi chăm sóc trẻ nhỏ.
3 tuần trước - Sự kiện ký kết giữa Hệ thống tiêm chủng hàng đầu Việt Nam VNVC và Tập đoàn dinh dưỡng uy tín lâu đời tại Nhật Bản Asahi mở ra cơ hội chăm sóc dinh dưỡng toàn diện và tiếp cận sản phẩm chất lượng cao từ Nhật Bản với chi phí hợp lý cho trẻ...
2 tuần trước - Vợ chồng tôi đều mắc viêm gan B, trong đó vợ tôi mang thai tháng thứ 5. Chúng tôi có cần tiêm vaccine để phòng bệnh cho con không? (Thanh Phong, 32 tuổi, ở Bình Dương)
6 ngày trước - Hà Nội- Để vợ không phải dùng biện pháp tránh thai, anh Nam, 31 tuổi, quyết định triệt sản, dù bị nhiều người phản đối.
Xem tin bài khác
19 phút trước - Trứng giàu choline góp phần cải thiện hoạt động của não, bí ngòi, quả bơ cung cấp vitamin và chất béo lành mạnh thúc đẩy quá trình trao đổi chất, chống viêm.
19 phút trước - Uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ, cung cấp đủ protein, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên là những cách giúp cơ thể giải độc tự nhiên.
19 phút trước - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM chuyển đổi dần từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử, sau khi đạt 211 tiêu chí của Bộ Y tế.
22 phút trước - Ước tính trên toàn cầu, cứ 10 người thì có 1 người mắc bệnh liên quan đến thực phẩm, trong đó trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng đặc biệt dễ bị ảnh hưởng.
1 giờ trước - Các loại đậu, sữa chua, táo và hạt methi là những thực phẩm bổ dưỡng, tạo cảm giác no lâu, giúp giảm mỡ bụng nhanh chóng.