ttth247.com

Thực phẩm bẩn ảnh hưởng thể chất và khả năng học tập của trẻ

Đây là ý kiến của TS Nguyễn Phương Mai, chuyên gia về khoa học não bộ ở Hà Lan, về ảnh hưởng của dinh dưỡng thiếu lành mạnh, thực phẩm bẩn với sức khỏe.

Tại hội thảo khoa học về dinh dưỡng học đường, kinh nghiệm thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam do Viện Dinh dưỡng quốc gia, Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản và Viện Dinh dưỡng TH tổ chức, TS Mai cho biết dinh dưỡng không hợp lý, quá nhiều nước ngọt có ga, xiên bẩn, đồ ăn nhanh... không chỉ ảnh hưởng thể lực mà còn ảnh hưởng trí lực của trẻ.

"Đã có nghiên cứu xác định trẻ em ăn uống nhiều thực phẩm bẩn, không lành mạnh, khả năng giải toán giảm đến 20%. Thức ăn không chỉ là dinh dưỡng để nuôi sống cơ thể mà còn là năng lượng cho bộ não" - TS Mai nói.

Bà Mai cũng cho rằng so sánh các bé béo phì, ăn nhiều đồ ăn nhanh, thiếu lành mạnh điểm số đi xuống so với các bé cân nặng bình thường. "Ứng dụng vấn đề này ở Việt Nam là câu 'xiên bẩn mỗi ngày, teo ngay bộ não'. Giải pháp của vấn đề này là giáo dục dinh dưỡng cho trẻ ngay từ trường học, dạy trẻ từ bé về thức ăn và lối sống lành mạnh" - bà Mai nói.

Theo ông Trần Thanh Dương, viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với ba gánh nặng về dinh dưỡng trẻ em là tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi (hiện là 18,2%, mức trung bình của thế giới), trong khi tỉ lệ trẻ thừa cân, béo phì đang gia tăng nhanh, đặc biệt là ở đô thị và thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em.

"Mục tiêu cơ bản của Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng đến 2030 là giảm tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi xuống dưới 15%, kiểm soát tỉ lệ trẻ thừa cân, béo phì, nhất là ở khu vực đô thị, giữ tỉ lệ này ở mức dưới 19% ở nhóm 5-18 tuổi; tăng cường giáo dục dinh dưỡng ở nhà trường..." - ông Dương chia sẻ.

Về kinh nghiệm quốc tế, theo GS Nakamura Teiji, chủ tịch Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản, từ 1954 Nhật đã ban hành Luật Bữa trưa học đường, năm 2005 ban hành Luật Cơ bản về giáo dục thực phẩm và dinh dưỡng, chuẩn hóa bữa ăn học đường, giáo dục dinh dưỡng.

Cùng với các giải pháp khác về kinh tế, xã hội, thể thao... hiện chiều cao trung bình người Nhật đã đạt 172cm với nam và 158cm với nữ, trong khi cách đây 50 năm là 150cm và 149cm.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Tôi có thói quen ngủ muộn, cơ thể hay mệt mỏi vì thiếu ngủ, điều này khiến cân nặng tăng hay giảm? (Hà, 34 tuổi, Phú Thọ)
1 tháng trước - Tình trạng sức khỏe, căng thẳng và chế độ ăn uống cùng tác động của môi trường có ảnh hưởng sâu sắc tới số lượng và chất lượng tinh trùng của các quý ông.
1 tháng trước - Giảm cân có thể thực sự phức tạp, đặc biệt khi có quá nhiều phương pháp khác nhau, từ việc tránh ăn một số loại thực phẩm, bổ sung một số loại khác, theo đuổi các chế độ ăn kiêng đa dạng. Tất cả các thông tin này tạo ra một bức tranh khá...
1 tháng trước - Thiếu vận động, không uống đủ nước, ăn nhiều đồ ngọt... là những thói quen hàng ngày của nhiều người đang ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe tổng thể.
3 tuần trước - Vợ chồng tôi hiếm muộn 5 năm, thụ tinh ống nghiệm (IVF) có 3 phôi chất lượng tốt, dự kiến giữa tháng 10 chuyển phôi.
Xem tin bài khác
7 phút trước - Hà Nội- Sau 5 tháng điều trị ung thư, người đàn ông 72 tuổi suy kiệt, bác sĩ phát hiện nhiều giun lươn ở dạ dày, phế quản gây nhiễm khuẩn nặng.
7 phút trước - Tôi bị viêm xoang nhiều năm, khó chịu khi thời tiết thay đổi, gần đây khó thở, ho, ngứa họng, hắt hơi. Viêm xoang có làm tăng nguy cơ hen suyễn? (Hoàng Thơ, 36 tuổi, Hà Nội)
7 phút trước - Huyết áp hạ quá mức có thể dẫn đến thiếu máu não, vấn đề về tim, té ngã do chóng mặt, choáng váng và sốc, tổn thương thận.
43 phút trước - Cam có vị chua ngọt và nổi tiếng với hàm lượng vitamin C dồi dào. Hầu hết chúng ta đều bỏ vỏ cam. Thế nhưng, phần vỏ này lại chứa nhiều dưỡng chất rất có lợi cho sức khỏe.
1 giờ trước - Các nhà khoa học Nga hoàn thành bước đầu thử nghiệm thuốc điều trị ung thư vú với kết quả khối u của 55% bệnh nhân giảm, không bị tác dụng phụ.