ttth247.com

Bị giun lươn xâm nhập dạ dày, phế quản trong khi điều trị ung thư

Hà NộiSau 5 tháng điều trị ung thư, người đàn ông 72 tuổi suy kiệt, bác sĩ phát hiện nhiều giun lươn ở dạ dày, phế quản gây nhiễm khuẩn nặng.

Ngày 24/10, đại diện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết bệnh nhân viêm phổi, nhiễm trùng máu, suy gan cấp, u lympho không Hodgkin - một bệnh lý ung thư tế bào bạch cầu dòng lympho. Phát hiện ung thư từ tháng 7, đến nay bệnh nhân đã điều trị hóa chất hai đợt, lần gần nhất cách 1,5 tháng. Một tháng gần đây, bệnh nhân mệt mỏi, ăn kém, vàng da, mắt tăng dần, đầy bụng khó tiêu, nước tiểu sẫm màu, bác sĩ tuyến dưới duy trì thuốc vận mạch, hỗ trợ thở oxy.

Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, suy hô hấp, phải đặt ống nội khí quản, thở máy, thể trạng suy kiệt. Kết quả xét nghiệm dịch dạ dày và dịch phế quản bệnh nhân có nhiều hình ảnh giun lươn. Bác sĩ nhận định bệnh nhân nhiễm giun lươn trong thời gian điều trị ung thư, do hệ miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể.

Giun lươn là một loại giun tròn ký sinh trong đường ruột và gây bệnh, xâm nhập qua da vào hệ bạch huyết và qua hệ tĩnh mạch vào vòng tuần hoàn, sau đó tới các bộ phận khác trong cơ thể như phổi, khí quản, thực quản, dạ dày.

Hình ảnh giun lươn tìm thấy trong cơ thể bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Hình ảnh giun lươn trong cơ thể bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Đặng Văn Dương, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết bình thường người khỏe mạnh nhiễm giun lươn chỉ biểu hiện bệnh nhẹ như rối loạn tiêu hóa, mẩn ngứa, mệt mỏi, chán ăn. Còn người suy giảm miễn dịch, dùng thuốc corticoid hay thuốc ức chế miễn dịch kéo dài có nguy cơ bị hội chứng tăng nhiễm giun lươn hoặc nhiễm giun lươn lan tỏa. Khi ấy ấu trùng giun xâm nhập vào nhiều cơ quan như tim, gan, phổi, thận, não, biểu hiện nhiễm khuẩn nặng, đe dọa tính mạng và điều trị rất khó khăn, tốn kém.

"Bệnh nhân này phải truyền hóa chất nên biến chứng suy gan nặng nề và suy giảm miễn dịch toàn thân nghiêm trọng, mắc giun lươn lan tỏa gây nhiễm khuẩn nặng nề" bác sĩ cho hay, thêm rằng "đây là một trong những trường hợp ít gặp tại viện".

Người bệnh phải sử dụng thuốc điều trị giun lươn đặc hiệu kết hợp kháng sinh phổ rộng. Hiện sức khỏe bệnh nhân đã chuyển biến, tuy nhiên quá trình điều trị cần thời gian dài.

Thúy Quỳnh

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
3 ngày trước - Các nhà nghiên cứu từ Đại học McMaster (Canada) đã xác định một protein có thể đưa con người đến gần hơn giấc mơ trường sinh bất lão.
1 tháng trước - Trước đây tôi rất thích ăn rau sống, gỏi nên khi mang thai rất thèm ăn nhưng mẹ chồng khuyên không nên vì dễ bị giun sán, có đúng không?(Trang, 22 tuổi, Hà Nội).
1 tuần trước - TP HCM- Bé Yến, 16 tháng tuổi, nổi mẩn đỏ tưởng bị viêm da dị ứng, bác sĩ khám phát hiện nhiễm giun sán.
1 tháng trước - Nam bệnh nhân 27 tuổi, nhập viện điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư trong tình trạng thở máy, trên người nhiều ban xuất huyết hoại tử, sau khi ăn tiết canh.
1 tháng trước - Theo lời người nhà bệnh nhân kể lại, cách vào viện 4 ngày, bệnh nhân có ăn tiết canh lợn ngoài quán.
Xem tin bài khác
11 phút trước - Biểu hiện của người tăng ham muốn quá mức là có thể "yêu" chục lần một ngày. Chị N., 35 tuổi, ở Hà Nội,...
26 phút trước - Mọi người đều đã biết muốn khỏe mạnh cần tập thể dục hằng ngày, nhưng điều không ngờ là thỉnh thoảng đi bộ một lần cũng mang lại tác dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa bệnh tật.
56 phút trước - Người có tiền sử dị ứng, bị trào ngược axit, mắc bệnh tự miễn hoặc thận mạn nên hạn chế ăn cà chua vì có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
56 phút trước - Con gái tôi hai tuổi, hay bị tiêu chảy, lười ăn. Tôi nên cho con ăn gì, hạn chế thực phẩm nào để cải thiện tình trạng này? (Ngọc Hoa, TP HCM)
56 phút trước - Vaccine ngừa Norovirus - tác nhân gây nôn mửa và tiêu chảy, sẽ thử nghiệm giai đoạn ba tại 27 cơ sở y tế của Anh, bắt đầu từ cuối tháng 10.