ttth247.com

Tưởng viêm da hóa nhiễm giun sán

TP HCMBé Yến, 16 tháng tuổi, nổi mẩn đỏ tưởng bị viêm da dị ứng, bác sĩ khám phát hiện nhiễm giun sán.

Các nốt mẩn đỏ trên da bé biến mất khi dùng thuốc kháng histamin, kháng viêm, sau đó tái phát. Ngày 11/10, BS.CKI Trần Thị Thu Thảo, khoa Nhi, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7, đánh giá bé có biểu hiện giống với dị ứng da song kèm đại tiện phân lỏng kéo dài, ăn uống khó tiêu nên khả năng nguyên nhân khác. Xét nghiệm máu, phân, dịch đờm... sau đó ghi nhận nhiễm giun sán.

Bé uống thuốc sổ giun theo phác đồ, theo dõi tại nhà và tái khám theo chỉ định. Mẹ của bé cho biết trước đó bé ăn ngon, bú tốt, lên cân đều. Gia đình không nuôi chó mèo, lau nhà thường xuyên, không nghĩ con bị nhiễm giun sán.

Bác sĩ Thảo giải thích trẻ có thể nhiễm giun sán do đồ ăn hoặc qua trung gian. Người thân tiếp xúc với chó mèo và ôm trẻ có khả năng lây bệnh. Trẻ nhỏ chưa đủ tuổi xổ giun định kỳ, bệnh có biểu hiện dễ nhầm lẫn với bệnh lý ngoài da thông thường.

Các nốt mẩn đỏ trên da kèm đại tiện phân lỏng có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị nhiễm giun sán. Ảnh minh họa: Anh Thư

Các nốt mẩn đỏ trên da kèm đại tiện phân lỏng có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị nhiễm giun sán. Ảnh minh họa: Anh Thư

Theo bác sĩ Thảo, tình trạng nhiễm ký sinh trùng thường gặp ở trẻ em, nhất là tuổi mẫu giáo (dưới 6 tuổi), tuy nhiên lại dễ bị bỏ qua. Bệnh lý này phổ biến ở quốc gia khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới. Giun, sán, bọ chét, chí (chấy), ve, rận... thông qua đường tiêu hóa, đất, da, từ động vật xâm nhập và sống ký sinh ở người. Nếu không được điều trị và phát hiện kịp thời, bệnh có thể gây tổn thương gan, não, phổi, thận, suy dinh dưỡng, thiếu máu... Trẻ có bệnh nền suy giảm miễn dịch có thể dẫn đến tử vong.

Bác sĩ Thảo khuyến cáo phụ huynh đưa trẻ đi khám nếu có các biểu hiện nổi mề đay, ngứa kéo dài không khỏi, đi kèm sốt, rối loạn tiêu hóa, sụt cân, thiếu máu. Xét nghiệm ký sinh trùng giúp phát hiện chính xác loại ký sinh trùng tồn tại trong cơ thể trẻ, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.

Phòng bệnh bằng cách ăn chín, uống sôi, vệ sinh tay chân, giữ gìn cơ thể sạch sẽ, cắt móng tay gọn gàng, hạn chế cho trẻ mút tay. Trẻ đủ tuổi nên tẩy giun định kỳ theo khuyến cáo.

Đình Lâm

*Tên người bệnh đã được thay đổi

Độc giả đặt câu hỏi bệnh trẻ em tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Mưa lũ, ngập nước, sinh vật từ đất, bụi, rác, chất thải, vi khuẩn… hòa vào dòng nước, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường, từ đó dẫn đến nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa.
2 tuần trước - 'Dạo gần đây rộ lên trào lưu thải độc ký sinh trùng. Cho tôi hỏi những dấu hiệu nào để biết mình nhiễm ký sinh trùng, cách thải độc thế nào là an toàn?'. (C.L, ở TP.Thủ Đức, TP.HCM).
1 tuần trước - Mướp đắng rừng được coi là một dược liệu quý có nhiều tác dụng đối với sức khỏe nếu sử dụng đúng liều lượng.
1 tháng trước - Xơ gan là một bệnh gan mạn tính, trong đó tế bào gan bị thoái hóa hoại tử và được thay thế bởi những tế bào tân sinh.
1 tháng trước - Vàng da ở người trưởng thành có thể là biểu hiện của nhiều bệnh liên quan đến hồng cầu, gan, mật hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc.
Xem tin bài khác
26 phút trước - Hiện nay, tỷ lệ người mắc đột quỵ khi chơi thể thao ngày càng gia tăng và xảy ra ở mọi đối tượng, kể cả những người trẻ tuổi. Vậy nguyên nhân là gì? Làm thế nào để nhận biết và phòng tránh đột quỵ? Cùng lắng nghe chia sẻ từ BSCKII.BSNT Lê...
56 phút trước - Cam cung cấp vitamin C giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất và cải thiện độ ẩm, còn hỗ trợ giảm cân nhờ ít calo.
3 giờ trước - Chuyên gia Rhian Stephenson, Viện Dinh dưỡng Anh ARTAH, khuyên nên ăn sáng sau bữa tối 12 tiếng để hệ tiêu hóa ổn định, tăng cường sức khỏe.
4 giờ trước - 'Tôi nghe nói ăn phao câu, da gà không tốt cho sức khỏe, có đúng không ạ? Nhân đây cho tôi hỏi những bộ phận nào của gà khi ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe? Xin cảm ơn'. (T.Đạm, ở TP.HCM).
6 giờ trước - Nam sinh đột ngột mất ý thức, ngã đập mặt vào vật cứng gây ngừng tim, hôn mê từng có tiền sử bị ngất 1 lần cách đây 7 năm.