ttth247.com

Có vị đắng đặc trưng, mướp đắng rừng là 'khắc tinh' của nhiều bệnh

Mướp đắng rừng có nhiều công dụng trong y học hiện đại và cổ truyền

Bác sĩ Chu Thị Dung, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3, cho biết mướp đắng rừng hay còn gọi là khổ qua rừng là một loại cây mọc hoang dại, có vị đắng mạnh hơn so với mướp đắng thường.

Mướp đắng rừng là một loại cây thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae), có nhiều đặc tính dược liệu quý và được sử dụng rộng rãi trong cả y học cổ truyền và y học hiện đại.

Từ xưa ở nhiều quốc gia khu vực mướp đắng rừng đã được sử dụng như một loại thuốc thảo dược để điều trị bệnh tiểu đường và nó vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường ở nhiều nước đang phát triển.

Chiết xuất từ quả, dây leo, lá và thậm chí là cả rễ của nó được sử dụng như một loại thuốc dân gian để chữa các bệnh như: đau răng, tiêu chảy, mụn nhọt.

Hơn nữa, nó cũng được sử dụng để điều trị đau bụng kinh, bệnh chàm, bệnh gút, vàng da, bệnh phong, bệnh trĩ, viêm phổi, bệnh vẩy nến, bệnh thấp khớp và ghẻ.

Cho đến nay, nhiều nghiên cứu về hoạt động sinh học của mướp đắng đã được thực hiện, chẳng hạn như đặc tính: hạ đường huyết, kháng khuẩn, kháng vi rút, chống khối u, điều hòa miễn dịch, chống oxy hóa, chống tiểu đường, diệt giun sán, chống đột biến, chống phân giải mỡ, bảo vệ gan và chống loét.

Những đặc tính này là do thành phần hóa học phức tạp của mướp đắng bao gồm: tannin, terpenoid, carbohydrate, saponin...

Một số tác dụng cụ thể của mướp đắng rừng theo y học hiện đại:

Giảm đường huyết: Mướp đắng rừng chứa các hoạt chất như Charantin và Polypeptide-P, có tác dụng tương tự insulin, giúp điều chỉnh đường huyết. Điều này làm cho mướp đắng rừng trở thành một dược liệu quan trọng trong hỗ trợ điều trị tiểu đường loại 2.

Chống oxy hóa và bảo vệ tế bào: Mướp đắng rừng giàu Vitamin C và Flavonoid, có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, ngăn ngừa tổn thương tế bào và làm chậm quá trình lão hóa.

Tăng cường miễn dịch: Các nghiên cứu cho thấy mướp đắng rừng có khả năng kích thích hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các loại vi khuẩn, vi rút và ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm.

Hỗ trợ giảm cân: Nhờ khả năng giảm lượng đường trong máu và điều hòa lipid, mướp đắng rừng có tác dụng hỗ trợ giảm cân tự nhiên, đặc biệt hiệu quả trong việc kiểm soát lượng mỡ thừa.

Tác dụng chống ung thư: Một số nghiên cứu cho thấy các hợp chất có trong mướp đắng rừng có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt là các loại ung thư vú, ung thư tuyến tụy và ung thư đại trực tràng.

Chống viêm và kháng khuẩn: Mướp đắng rừng có khả năng ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn và nấm gây bệnh, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và nhiễm trùng ngoài da.

Trong y học cổ truyền, mướp đắng rừng có tính hàn, vị rất đắng, quy vào các kinh Tâm, Can, Tỳ Phế và có các công dụng như sau:

Thanh nhiệt, giải độc: Mướp đắng rừng có tính mát mạnh, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, đặc biệt hữu ích trong các bệnh do nhiệt độc gây ra như viêm nhiễm, mụn nhọt, rôm sảy, và phát ban

Lợi tiểu, thông tiện: Mướp đắng rừng giúp lợi tiểu, thông tiện, hỗ trợ trong các bệnh lý liên quan đến tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu rắt. Ngoài ra, nó còn giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm chứng táo bón.

Kiện tỳ, ích vị, tiêu thực: Hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, kích thích cảm giác thèm ăn.

Trừ tà hỏa, an thần: Giảm căng thẳng, an định tinh thần, giúp giấc ngủ tốt hơn, đặc biệt hữu ích trong các trường hợp bị mất ngủ do nhiệt tà quấy rối.

Minh mục: Giúp sáng mắt, hỗ trợ các bệnh về mắt như viêm kết mạc, đau mắt đỏ do nhiệt độc.

Sử dụng mướp đắng rừng ra sao?

Bác sĩ Chu Thị Dung chia sẻ thêm, mướp đắng rừng có thể được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm:

Sắc uống: Thường được dùng trong các bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, giảm đường huyết và hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da.

Nấu canh hoặc làm món ăn: Mướp đắng rừng có thể được chế biến thành các món ăn, giúp tăng cường sức khỏe, thanh nhiệt cơ thể.

Bột mướp đắng rừng: Sau khi được phơi khô, mướp đắng rừng có thể được nghiền thành bột và sử dụng như một loại thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường và tăng cường sức khỏe.

Bác sĩ Dung lưu với với người có tỳ vị yếu, dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy, cần hạn chế sử dụng mướp đắng rừng, vì tính hàn của nó có thể làm tăng các triệu chứng này. Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng mướp đắng rừng vì có thể gây co bóp tử cung.

Mặc dù có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng việc sử dụng quá liều mướp đắng rừng có thể gây ra các tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, giảm khả năng sinh sản ở nam giới.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Các thành phần dinh dưỡng trong quả khế không quá cao nhưng lại chứa những chất quý như vàng 10 đối với sức khỏe. Các hợp chất chống oxy hóa từ quả khế có tác dụng hỗ trợ quá trình thải độc tố, tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa các...
1 tuần trước - Ăn mướp đắng ( khổ qua) có nhiều lợi ích cho sức khỏe và đặc biệt nó có thể giúp mọc tóc nhanh hơn.
1 tháng trước - Hiện bệnh sởi đang bùng phát ở một số nơi, đặc biệt có nơi trở thành dịch. Vậy mắc sởi có nên tắm không?
2 tuần trước - Các bệnh viện ghi nhận rất nhiều ca mắc zona thần kinh trong mỗi năm, có ca gặp biến chứng, đặc biệt ở người cao tuổi, người có bệnh nền. Số ca mắc zona thần kinh có xu hướng gia tăng sau dịch COVID-19.
1 tháng trước - Nhiều cha mẹ quan niệm tắm nước lá vừa có tác dụng diệt khuẩn lại không hóa chất nên an toàn cho da của trẻ. Tuy nhiên theo các chuyên gia, kinh nghiệm dân gian là tốt nhưng không phải lúc nào cũng phù hợp.
Xem tin bài khác
16 phút trước - Bệnh nhân Nguyễn Thành L. 20 tuổi, trú tại tỉnh Thái Bình được gia đình đưa đi khám tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều vì đau chân.
40 phút trước - Bố tôi 70 tuổi, bị zona thần kinh mọc dọc thân mình trái. Có người khuyên bôi mực tàu để mụn nước xẹp nhanh. Điều này có đúng không? (Phước Hải, Hà Nội)
40 phút trước - Hóa trị làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, gây mất cân bằng hormone, có thể khiến nam giới vô sinh tạm thời hoặc vĩnh viễn.
40 phút trước - Mụn ở lứa tuổi thanh thiếu niên không khó điều trị nhưng cần chăm sóc, dưỡng ẩm... đúng cách để tránh gây ra sẹo, Ths.BS CKII Nguyễn Tiến Thành cho biết.
1 giờ trước - Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy bệnh nhân được bác sĩ cho số điện thoại để liên lạc, được tư vấn với bác sĩ qua video call thì bệnh nhân suy tim sẽ giảm được tỉ lệ tái khám bất thường, cũng như nhập viện cấp cứu.