ttth247.com

Bác sĩ chia sẻ cách phòng bệnh do vi khuẩn, ký sinh trùng trong mưa lũ

Các bệnh tiêu hóa thường gặp sau mưa bão, ngập lụt

Bác sĩ chuyên khoa 1 Hoàng Đình Thành, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa - Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM) cho biết, nguồn nước sinh hoạt của người dân do mưa bão có nguy cơ ô nhiễm rất cao. Điều này gây ảnh hưởng xấu tới nguồn nước và thực phẩm khi chế biến thức ăn. Do đó, mưa bão không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn là điều thuận lợi cho các vi sinh vật sinh sôi và phát triển, gây ô nhiễm nguồn nước và ôi thiu, ẩm mốc thực phẩm. Người dân nếu không chọn lọc và chế biến kỹ rất dễ bị ngộ độc.

Một số bệnh do vi khuẩn gây ra sau mưa lụt có thể kể đến như bệnh đường ruột do vi khuẩn Salmonella. Đây là tình trạng nhiễm vi khuẩn Salmonella (vi khuẩn thương hàn) trong dạ dày và ruột, tương tự viêm dạ dày.

Bên cạnh đó, sau mưa bão, điều kiện vệ sinh thường thấp kém, môi trường ô nhiễm, thiếu nước sạch. Phần lớn nhiễm khuẩn gây tiêu chảy sẽ lây truyền qua đường phân - tay - miệng, nước và thức ăn nhiễm bẩn. Ngoài ra, nguồn nước ở những khu vực xảy ra mưa lũ dễ bị nhiễm vi khuẩn tả, vi khuẩn Shigella, Salmonella, lỵ Amip, vi khuẩn E.coli và những vi khuẩn đường ruột khác.

Bác sĩ chia sẻ cách phòng bệnh do vi khuẩn, ký sinh trùng trong mưa lũ- Ảnh 1.

Nước lũ tràn vào các khu dân cư tại huyện vùng cao tỉnh Quảng Ninh

ẢNH: N.H

Ngoài ra, các bệnh do ký sinh trùng gây ra như bệnh do Cryptosporidium, Amip, Giardia, sán máng, bệnh giun đường ruột, bệnh giun Dracunculus... Một số bệnh do vi rút gây ra như viêm gan, viêm ruột, viêm não...

Thêm vào đó, nếu sử dụng nguồn nước bị nhiễm chất hóa học trong thời gian dài sau mưa lũ có thể tiềm ẩn nguy cơ gây tổn thương gan, thận.

Cách phòng bệnh tiêu hóa vào mùa bão lũ

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Hoàng Đình Thành, để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa mùa bão lũ, cần lưu ý:

  • Lựa chọn những thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh.
  • Chỉ ăn thức ăn đã nấu chín và nước đun sôi.
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Vệ sinh cá nhân hằng ngày: Chú ý rửa tay và chân sạch, lau khô những kẽ ngón sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị ô nhiễm.
  • Diệt sạch lăng quăng, bọ gậy và muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước; thả cá vào những dụng cụ chứa nước lớn; bỏ các phế thải như chai, lọ… hay những hốc nước tự nhiên nhằm tránh cho muỗi đẻ trứng.
  • Giăng mùng khi ngủ, ngay cả ban ngày.

"Giữ vệ sinh bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước; sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Nước rút tới đâu làm vệ sinh đến đấy, đồng thời thu gom, xử lý, chôn xác súc vật nếu có theo hướng dẫn của nhân viên y tế", bác sĩ Thành khuyến cáo.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Cảm lạnh, viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang... là những bệnh lý phổ biến và có xu hướng gia tăng trong mùa mưa bão do điều kiện thời tiết ẩm ướt và thay đổi nhiệt độ đột ngột.
1 tuần trước - 'Nếu lượng cholesterol trong máu tăng quá cao sẽ gây tích tụ mảng bám trên thành động mạch, làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
1 tháng trước - Rất nhiều bệnh nhân giải thích với bác sĩ rằng tôi chỉ quan hệ tình dục duy nhất một lần mà cũng bị lây bệnh lậu hay sao? Bác sĩ đành phải trả lời rằng bệnh lậu không hề kén chọn đối tượng, chỉ cần một lần là đủ để nó gây họa.
3 ngày trước - Vì sao không nên mang kính áp tròng khi tắm?; Bác sĩ chia sẻ mẹo đi bộ để đạt kết quả tốt cho người lớn tuổi; Khoa học chỉ ra 4 loại nước ép đỏ giúp hạ huyết áp cao... là những thông tin chính về sức khỏe trên Thanh Niên Online đến với...
19 giờ trước - Tủ thuốc gia đình với những loại thuốc thiết yếu cùng các vật dụng chăm sóc cá nhân như dung dịch sát khuẩn, băng keo cá nhân, băng gạc... sẽ hỗ trợ tích cực trong việc chăm sóc sức khỏe người dân trong thời điểm ngập lũ, mưa bão.
Xem tin bài khác
11 phút trước - Nghệ An- Sau khi ăn viên kẹo dẻo tại nhà, bé gái hai tuổi ở xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu bị ngạt thở, tử vong trên đường chuyển viện, chiều 19/9.
11 phút trước - TP HCM- Văn Nam, (30 tuổi, quận Bình Thạnh), trở thành người quen của trung tâm tiêm chủng vì vài tháng tiêm phòng dại một lần.
11 phút trước - Quảng Ninh- Bệnh nhân nam 34 tuổi đột ngột đau ngực trái, bác sĩ chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, nguy kịch, nguyên nhân có thể là nghiện thuốc lá.
4 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
5 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.