ttth247.com

Nga hoàn thành thử nghiệm giai đoạn đầu thuốc chống ung thư

Các nhà khoa học Nga hoàn thành bước đầu thử nghiệm thuốc điều trị ung thư vú với kết quả khối u của 55% bệnh nhân giảm, không bị tác dụng phụ.

Thông tin được Viện Sinh học Hóa học và Y học Cơ bản (ICBFM) nêu ngày 23/10. Thuốc ung thư dựa trên virus oncolytic biến đổi gene, do các chuyên gia từ ICBFM, Trung tâm Vector và Công ty Sinh học Oncostar LLC hợp tác nghiên cứu. Các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm đều là bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.

Mục tiêu của thử nghiệm giai đoạn đầu là khẳng định tính an toàn và hiệu quả của thuốc trong việc ngăn chặn sự phát triển của khối u ung thư vú. Các nhà khoa học đã đánh giá khả năng dung nạp, các thông số dược động học của sản phẩm. Tình nguyện viên được tiêm thuốc một lần, sau đó bác sĩ sẽ theo dõi phản ứng của cơ thể với các liều tiêm tiếp theo.

Thuốc được bào chế dựa trên chủng tái tổ hợp VV-GMCSF-Lact của virus đậu mùa. Các nhà khoa học đã cắt bỏ hai phần khỏi bộ gene virus có thể sinh độc lực. Thay vào đó, họ chèn các gene giúp tăng cường hoạt động phân giải tế bào. Đây là lần đầu tiên, một gene mã hóa protein tiêu diệt tế bào ung thư được đưa vào thuốc chống ung thư.

Minh họa thuốc điều trị ung thư do Viện Sinh học Hóa học và Y học Cơ bản (ICBFM) phát triển. Ảnh: РИА Новости

Minh họa thuốc điều trị ung thư do Viện Sinh học Hóa học và Y học Cơ bản (ICBFM) phát triển. Ảnh: РИА Новости

Vladimir Richter, giám đốc phòng thí nghiệm công nghệ sinh học tại ICBFM, cho biết sau khi dùng thuốc, ở khoảng 55% bệnh nhân, kích thước khối u vú giảm dần. Thử nghiệm đã xác định thuốc không độc hại, an toàn, hiệu quả điều trị tích cực.

Trong giai đoạn hai, bệnh nhân được tiêm thuốc tối đa 4 lần, mỗi liều cách nhau một tuần.

Nghiên cứu lâm sàng của thuốc sẽ được thực hiện qua 4 giai đoạn. Sau khi hoàn thành, nhà sản xuất sẽ xin cấp phép lưu hành. Trên thực tế, một liệu pháp ung thư mới có thể mất hàng chục năm nghiên cứu với chi phí lên tới tỷ USD.

Các nghiên cứu lâm sàng về loại thuốc này bắt đầu ở Nga vào năm 2022. Thuốc được thử nghiệm trong bối cảnh số ca ung thư vú trên thế giới tăng. Bệnh gây ra 670.000 ca tử vong trên toàn cầu năm 2022. Đây là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ tại 157 trên 187 quốc gia.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan 2022), ung thư vú là căn bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ với 24.563 ca mắc mới mỗi năm, chiếm tỷ lệ gần 13,6% tổng số ca ung thư, trở thành loại ung thư có tỷ lệ mắc mới cao nhất.

Thục Linh (Theo Ria)

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tuần trước - Ngân hàng mô thu nhận 57 giác mạc từ nhiều nguồn hiến 8 tháng qua, trong đó chỉ có 2 ca hiến tặng trong nước, còn lại là giác mạc nhập từ Mỹ.
1 tuần trước - Tiền mãn kinh là khoảng thời gian bắt đầu quá trình chuyển đổi tự nhiên đến kỳ mãn kinh, đánh dấu sự kết thúc tuổi sinh sản ở nữ giới với nhiều thay đổi quan trọng.
2 tuần trước - Bị rắn độc cắn là một trong những tai nạn thương tích phổ biến ở Việt Nam. Khi bị rắn độc cắn, không nên sử dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo; không chích, rạch, châm, chọc tại vùng vết cắn hay chườm đá,...
1 tuần trước - Hà Nội- Mắc căn bệnh suy buồng trứng ở tuổi 20, chị Hương không thể mang thai tự nhiên, sau đó dành hai thập niên chạy chữa để có con.
1 tuần trước - Hà Nội- Mắc căn bệnh suy buồng trứng ở tuổi 20, chị Hương không thể mang thai tự nhiên, sau đó dành hai thập niên chạy chữa để có con.
Xem tin bài khác
4 phút trước - Bệnh nhân L.V.T., 72 tuổi, ở Hà Nội được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương với chẩn đoán suy gan cấp, rối loạn đông máu.
49 phút trước - Hà Nội- Sau 5 tháng điều trị ung thư, người đàn ông 72 tuổi suy kiệt, bác sĩ phát hiện nhiều giun lươn ở dạ dày, phế quản gây nhiễm khuẩn nặng.
49 phút trước - Tôi bị viêm xoang nhiều năm, khó chịu khi thời tiết thay đổi, gần đây khó thở, ho, ngứa họng, hắt hơi. Viêm xoang có làm tăng nguy cơ hen suyễn? (Hoàng Thơ, 36 tuổi, Hà Nội)
49 phút trước - Huyết áp hạ quá mức có thể dẫn đến thiếu máu não, vấn đề về tim, té ngã do chóng mặt, choáng váng và sốc, tổn thương thận.
1 giờ trước - Cam có vị chua ngọt và nổi tiếng với hàm lượng vitamin C dồi dào. Hầu hết chúng ta đều bỏ vỏ cam. Thế nhưng, phần vỏ này lại chứa nhiều dưỡng chất rất có lợi cho sức khỏe.