ttth247.com

Bà Rịa-Vũng Tàu: Hướng đến trung tâm kinh tế biển, phát triển bền vững

Với sự phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực như du lịch biển đảo, kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và các ngành công nghiệp ven biển, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không chỉ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia mà còn là điểm sáng về phát triển bền vững.

Việc xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia đã và đang được định hướng rõ ràng thông qua nhiều chính sách, chiến lược.

Các ngành kinh tế biển tạo động lực phát triển toàn diện

Bà Rịa - Vũng Tàu nổi tiếng với những bãi biển đẹp và các khu du lịch biển đảo như Vũng Tàu, Long Hải, Côn Đảo, đem lại nguồn thu lớn từ du lịch. Ngành du lịch biển đảo không chỉ đóng góp đáng kể vào GDP của tỉnh mà còn tạo ra hàng ngàn việc làm cho người dân địa phương.

Bà Rịa-Vũng Tàu: Hướng đến trung tâm kinh tế biển, phát triển bền vững- Ảnh 1.

Biển Long Hải, Bà Rịa - Vũng Tàu. (Ảnh: Đỗ Trọng Danh)

Việc đầu tư vào hạ tầng du lịch, bao gồm hệ thống khách sạn, resort và các dịch vụ đi kèm đã giúp Bà Rịa - Vũng Tàu nâng cao chất lượng phục vụ, thu hút du khách trong và ngoài nước. Đồng thời, các chiến dịch quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch biển đảo Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã mang lại hiệu quả tích cực, đưa tỉnh trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch quốc tế.

Bên cạnh đó, Bà Rịa - Vũng Tàu sở hữu cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, một trong những cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam và khu vực. Cụm cảng này là đầu mối quan trọng cho hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước, đặc biệt là khu vực phía Nam.

Với việc chiếm 16% tổng lượng hàng hóa xếp dỡ qua cảng biển và 50% lượng hàng container của khu vực, Bà Rịa - Vũng Tàu đang dần khẳng định vị thế của mình trong ngành kinh tế hàng hải.

Ngoài cảng biển, hệ thống logistics và các dịch vụ vận tải biển cũng đang được đẩy mạnh phát triển. Việc đầu tư vào hạ tầng và công nghệ, bao gồm các dự án nâng cấp cảng và phát triển hệ thống đường bộ, đường sắt kết nối, sẽ giúp Bà Rịa - Vũng Tàu tăng cường khả năng cạnh tranh trong khu vực, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư quốc tế.

Ngoài ra, Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những trung tâm khai thác dầu khí lớn nhất của Việt Nam, đóng góp quan trọng vào nguồn thu ngân sách quốc gia. Với trữ lượng dầu khí lớn, cùng với các dự án khai thác hiện đại, Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang dẫn đầu trong lĩnh vực này, không chỉ về sản lượng mà còn về ứng dụng công nghệ khai thác tiên tiến, bảo vệ môi trường biển.

Ngoài dầu khí, tỉnh còn có tiềm năng khai thác các tài nguyên khoáng sản biển khác như cát, đá và các khoáng sản khác. Việc khai thác bền vững các nguồn tài nguyên này đang được tỉnh chú trọng nhằm đảm bảo phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường.

Bà Rịa-Vũng Tàu: Hướng đến trung tâm kinh tế biển, phát triển bền vững- Ảnh 2.

Cảng Cái Mép - Thị Vải. (Ảnh: Hoàng Thọ)

Công nghiệp ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu cũng là 1 ngành kinh tế mũi nhọn. Công nghiệp ven biển tỉnh bao gồm các ngành như chế biến thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng và các ngành công nghiệp phụ trợ. Các khu công nghiệp ven biển được quy hoạch hiện đại, tập trung tại các khu vực như Phú Mỹ, Long Sơn, đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần tạo nên một chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất đến xuất khẩu.

Công nghiệp chế biến thủy sản, với sản phẩm chủ yếu là hải sản đông lạnh, đang là ngành xuất khẩu quan trọng, đưa sản phẩm Bà Rịa - Vũng Tàu ra khắp các thị trường quốc tế. Ngoài ra, các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng tại đây cũng đang cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng cho các công trình xây dựng trong nước và xuất khẩu.

Với vùng biển rộng lớn và hệ sinh thái biển phong phú, Bà Rịa - Vũng Tàu có tiềm năng rất lớn trong nuôi trồng và khai thác hải sản. Ngành này không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường quốc tế, đem lại nguồn thu đáng kể cho tỉnh.

Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng, quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã giúp tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm. Các mô hình nuôi trồng bền vững, bảo vệ môi trường biển đang được triển khai rộng rãi, góp phần giữ vững nguồn tài nguyên biển cho các thế hệ sau.

Nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng và giảm thiểu tác động đến môi trường, Bà Rịa - Vũng Tàu đang đẩy mạnh phát triển các dự án năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời. Với tiềm năng gió và nắng dồi dào, tỉnh này có điều kiện thuận lợi để phát triển các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn, cung cấp nguồn năng lượng sạch cho cả nước.

Bà Rịa-Vũng Tàu: Hướng đến trung tâm kinh tế biển, phát triển bền vững- Ảnh 3.

Ngư dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được mùa cá bội thu. (Ảnh: Giang Sơn Đông)

Các dự án năng lượng tái tạo không chỉ tạo thêm việc làm cho người dân địa phương mà còn góp phần bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia.

Ngoài các ngành kinh tế biển truyền thống, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đang hướng tới phát triển các ngành kinh tế biển mới như khoa học công nghệ biển, đô thị biển. Việc đầu tư vào nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cao trong khai thác và bảo vệ tài nguyên biển, cùng với việc quy hoạch các đô thị biển thông minh, hiện đại sẽ giúp tỉnh này bắt kịp với xu hướng phát triển toàn cầu.

Các dự án đô thị biển không chỉ góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân mà còn thu hút đầu tư, thúc đẩy du lịch và dịch vụ, tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Phát triển hướng tới tương lai

Chia sẻ tại Hội thảo lấy ý kiến về đề án “Phát triển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thành Trung tâm kinh tế biển quốc gia”, PGS. TS Trần Đình Thiên - Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, là một trong số 28 tỉnh, thành phố có biển, Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh có kinh tế biển đóng vai trò trụ cột phát triển điển hình.

Điều này được thể hiện không đơn thuần ở các tỷ lệ trong cơ cấu kinh tế (tỷ trọng sản lượng kinh tế biển trong GRDP, trong kim ngạch xuất - nhập khẩu, trong lao động - việc làm, đóng góp ngân sách...) lớn vượt trội mà đặc biệt là ở vai trò nền tảng trong kinh tế quốc gia (ngành dầu khí) và chức năng hội tụ - liên kết và dẫn dắt phát triển vùng - quốc gia (cảng biển trung chuyển quốc tế đầu tiên, duy nhất cho đến hiện tại).

Với vai trò và vị thế đặc biệt như vậy, kinh tế biển Bà Rịa - Vũng Tàu đã trải qua giai đoạn phát triển gần 40 năm trong đổi mới - chuyển đổi với nhiều bước đi thăng trầm. Thực tiễn đó chứa đựng nhiều vấn đề, với hàng loạt kinh nghiệm sống động và các bài học quý báu.

Bà Rịa-Vũng Tàu: Hướng đến trung tâm kinh tế biển, phát triển bền vững- Ảnh 4.

Giàn khoan khai thác dầu tại mỏ Bạch Hổ.

Hiện nay, khi nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới, khi kinh tế biển Việt Nam bắt đầu được định vị như một hệ thống phát triển mang tính tổ hợp hiện đại, nảy sinh một cách tự nhiên yêu cầu phải tổng kết lại quá trình thực tiễn phát triển kinh tế biển đó của Bà Rịa - Vũng Tàu một cách nghiêm túc và hệ thống, trên quan điểm “hướng tới tương lai”, PGS. TS Trần Đình Thiên nói.

Từ nhận định trên, PGS. TS Trần Đình Thiên cho rằng, để phát triển ngành kinh tế biển của Bà Rịa - Vũng Tàu cần có cách tiếp cận chiến lược theo hướng đặt trong tầm quốc gia - vùng tổng thể, vượt qua các giới hạn địa phương, là cơ sở để lựa chọn ưu tiên phát triển trong tổ hợp kinh tế biển Bà Rịa - Vũng Tàu. Sớm tiến hành điều tra, khảo sát, nghiên cứu toàn bộ không gian - tài nguyên biển, xác lập các loại bản đồ và bộ số liệu, tư liệu cụ thể, chi tiết về biển - đảo quốc gia.

PGS. TS Trần Đình Thiên đề nghị Trung ương tích cực xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách phát triển chung cho các ngành kinh tế biển hiện đại; mạnh dạn phân quyền, trao cơ chế chủ động tối đa cho Bà Rịa - Vũng Tàu trong phát triển kinh tế biển.

Source: cafef.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Đó là một trong những yêu cầu của Bộ Chính trị khi cho ý kiến về Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
3 tuần trước - Cầu Cỏ May 3 là hạng mục quan trọng trên tuyến cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu. Khi hoàn thành, nó sẽ kết nối Vũng Tàu với các khu vực trọng điểm như khu công nghiệp Phú Mỹ, hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải.
2 tuần trước - Tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh này định hướng trở thành một cực phát triển quan trọng của vùng Tây Bắc; nền tảng kinh tế có đủ sức cạnh tranh với các tỉnh trong khu vực và cả nước.
3 tuần trước - TX.Phú Mỹ đang đứng trước những thời cơ, vận hội mới để từng bước khẳng định vai trò là một cực tăng trưởng quan trọng không chỉ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mà là của vùng Đông Nam bộ và cả nước.
2 tuần trước - Mới đây, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 891/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến...
Xem tin bài khác
7 phút trước - Liên đoàn Lao động TP Hải Phòng đã vào cuộc xác minh thông tin công nhân một nhà máy lớn phải lên mạng xã hội cầu cứu tìm chỗ trú qua đêm do bị công ty bắt phải rời nhà máy giữa lúc cơn bão đổ bộ vào thành phố.
28 phút trước - Ngày 9/9 vừa qua, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Đề án đã chủ trì Hội nghị thẩm định Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.
28 phút trước - Ngày 09/9/2024, ngày làm việc đầu tiên sau bão số 3, Agribank tổ chức ngay các đoàn công tác nắm bắt tình hình, thăm hỏi khách hàng vay vốn, động viên cán bộ, người lao động các Chi nhánh tại một số địa phương chịu thiệt hại nặng nề do...
28 phút trước - Cầu Nam Lý (TP Thủ Đức) và nhánh hầm chui HC2 thuộc nút giao Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ (quận 7) sẽ thông xe trong cuối tháng 9-2024.
43 phút trước - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) yêu cầu các tổ chức tín dụng đánh giá thiệt hại cơn bão số 3 gây ra cho khách hàng vay vốn để triển khai hỗ trợ miễn, giảm lãi trước ngày 20/9…