ttth247.com

Bác sĩ chỉ cách ngâm thảo dược điều trị đau khớp, rối loạn giấc ngủ

Sau đây, bác sĩ Lê Nhất Duy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3, chia sẻ những lợi ích của việc ngâm thảo dược, cách ngâm chân hiệu quả cũng như những lưu ý cần thiết khi ngâm chân.

Bác sĩ chỉ cách ngâm thảo dược điều trị đau khớp, rối loạn giấc ngủ- Ảnh 1.

Ngâm thảo dược có thể giúp điều trị đau khớp và rối loạn giấc ngủ

Ảnh minh họa: Freepik

Lợi ích của việc ngâm thuốc thảo dược

Giữ ấm cơ thể: Trong những ngày mưa hoặc thời tiết lạnh, ngâm chân với nước ấm và thảo dược giúp giữ ấm cơ thể, ngăn ngừa các bệnh cảm lạnh.

Cải thiện tuần hoàn máu: Nước ấm và các thành phần thảo dược kích thích tuần hoàn máu, giúp cơ thể ấm lên và giảm cảm giác lạnh buốt ở tay chân.

Giảm đau nhức xương khớp: Thời tiết lạnh thường làm tăng cảm giác đau nhức xương khớp. Ngâm chân với các thành phần thảo dược giúp giảm đau, làm mềm cơ và giảm căng cứng khớp.

Thư giãn tinh thần: Ngâm chân với nước ấm và thảo dược không chỉ giúp giảm đau nhức mà còn tạo cảm giác thư giãn, giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ, đặc biệt hữu ích trong những ngày thời tiết không thuận lợi.

Các loại thảo dược có thể sử dụng để ngâm chân

Hoa cúc: Hoa cúc có tác dụng an thần, giúp thư giãn và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Cách sử dụng: Ngâm hoa cúc khô trong nước ấm khoảng 10-15 phút, sau đó dùng nước này để ngâm chân.

Lá bạc hà: Lá bạc hà có mùi thơm dễ chịu, giúp thư giãn thần kinh và cải thiện giấc ngủ.

Cách sử dụng: Ngâm lá bạc hà tươi hoặc khô trong nước ấm khoảng 10-15 phút, sau đó dùng nước này để ngâm chân.

Gừng: Gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, giúp thư giãn và dễ ngủ hơn.

Cách sử dụng: Cắt lát gừng tươi, đun sôi trong nước khoảng 10-15 phút, sau đó dùng nước này để ngâm chân.

Bác sĩ chỉ cách ngâm thảo dược điều trị đau khớp, rối loạn giấc ngủ- Ảnh 2.

Cắt lát gừng tươi, đun sôi trong nước khoảng 10-15 phút, sau đó dùng nước này để ngâm chân

Ảnh: Freepik

Lá lốt: Lá lốt có tác dụng chống viêm, giảm đau, thường được dùng trong các bài thuốc dân gian để trị đau khớp.

Cách sử dụng: Đun sôi lá lốt tươi trong nước khoảng 10-15 phút, sau đó dùng nước này để ngâm chân hoặc các khớp bị đau.

Ngải cứu: Ngải cứu có tác dụng chống viêm, giảm đau, giúp giảm triệu chứng đau nhức khớp.

Cách sử dụng: Đun sôi ngải cứu tươi trong nước khoảng 10-15 phút, sau đó dùng nước này để ngâm chân hoặc các khớp bị đau.

Cây cỏ xước: Cỏ xước có tác dụng giảm đau, chống viêm, thường được dùng trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh về xương khớp.

Cách sử dụng: Đun sôi rễ hoặc lá cây cỏ xước trong nước khoảng 10-15 phút, sau đó dùng nước này để ngâm chân hoặc các khớp bị đau.

Hướng dẫn ngâm chân

  • Rửa sạch tay hoặc chân trước khi ngâm.
  • Cho thảo dược vào chậu, thêm khoảng 1 - 1,5 lít nước sôi.
  • Sau 5 phút, cho thêm nước lạnh và kiểm tra nước đạt khoảng 50-60 độ C (hoặc nước ấm nóng bàn tay có thể chịu được) để tránh bị phỏng.
  • Đặt bàn chân lên trên cách bề mặt nước khoảng 5 cm để xông hơi thuốc, giúp giãn nở lỗ chân lông và không bị sốc nhiệt. Sau đó từ từ nhúng chân vào nước thuốc.
  • Mỗi lần ngâm chân hoặc tay từ 10-15 phút, có thể ngâm 1-2 lần mỗi ngày vào buổi sáng hoặc tối trước khi ngủ khoảng 30-60 phút.

Lưu ý khi ngâm chân

  • Không ngâm khi có các vết thương hở, nhiễm trùng da, các bệnh lý tắc động mạch - tĩnh mạch, các bệnh rối loạn thần kinh có chống chỉ định.
  • Người bệnh có tinh thần không tỉnh táo.
  • Không ngâm với nước quá nóng để tránh bị bỏng.
  • Đối với người bệnh được chẩn đoán giãn tĩnh mạch chi dưới, có thể ngâm chân với lượng nước không quá mắt cá chân.
  • Thận trọng đối với trẻ nhỏ.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Bác sĩ giải thích: Nên uống nước lạnh hay nước ấm?; 4 sai lầm người trung niên cần tránh để sống khỏe, sống thọ; Đau loét miệng: cần tránh ăn món nào?... là những thông tin về sức khỏe chính trên Thanh Niên Online đến với bạn trong ngày...
1 tuần trước - Massage chân, tập thể dục, thư giãn trước khi ngủ, giảm căng thẳng... là những cách có thể giảm triệu chứng chân luôn muốn cử động.
1 tháng trước - Sau khi xuống bể chứa ngâm thực phẩm sau thời gian dài không sử dụng, hai công nhân nguy kịch phải nhập viện, nghi ngộ độc khí H2S.
1 tháng trước - Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật là việc làm hết sức quan trọng. Sau khi xuất viện, vết mổ cần được chăm sóc đúng cách để tránh bị nhiễm trùng, không gây biến chứng, mau lành và đạt tính thẩm mỹ cao.
1 tháng trước - Gần đây, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị suy gan, thận nghiêm trọng do sử dụng thuốc uống không rõ nguồn gốc hoặc tự áp dụng bài thuốc cổ truyền không đúng cách.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Trước khi vào viện 1 tuần, nữ bệnh nhân xuất hiện đau thắt lưng, đau lan ra đằng trước kèm theo buồn nôn, toàn thân mệt mỏi.
2 giờ trước - 'Đột quỵ thường xảy ra bất ngờ, vì vậy nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sớm là rất quan trọng để cứu mạng người bệnh'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
2 giờ trước - Ung thư ruột thừa có các triệu chứng khá giống với viêm ruột thừa. Trong hầu hết trường hợp, ung thư chỉ chẩn đoán khi ruột thừa đã được cắt bỏ và mang đi kiểm tra. Cũng như các loại ung thư khác, việc phát hiện sớm ung thư ruột thừa đóng...
2 giờ trước - Hành trình giảm cân thường tập trung vào chế độ ăn kiêng và tập thể dục. Thế nhưng, một yếu tố có thể đóng góp đáng kể vào việc giảm cân nhưng lại ít được biết đến là nhai đúng cách.
2 giờ trước - Những người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, còn gọi là tiền tiểu đường, thường được khuyên nên theo chế độ ăn hạn chế calo để ngăn ngừa tình trạng chuyển biến thành bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, điều này không dễ thực hiện.