ttth247.com

Bác sĩ nói gì về trào lưu 'uống nước muối thải độc cơ thể'?

Bác sĩ Lê Nhất Duy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3, đã phân tích chi tiết về những lợi ích và rủi ro về việc uống nước muối thải độc.

Lợi ích của việc uống nước muối

Hỗ trợ tiêu hóa: Uống một lượng nhỏ nước muốicó thể giúp kích thích tiêu hóa bằng cách tăng tiết dịch vị và enzyme tiêu hóa.

Cân bằng điện giải: Trong một số trường hợp như mất nước hoặc sau khi tập luyện nặng, nước muối có thể giúp cân bằng điện giải trong cơ thể.

Tăng cường chức năng thận: Một lượng muối vừa đủ giúp thận duy trì khả năng lọc và loại bỏ chất cặn bã hiệu quả.

Bác sĩ nói gì về trào lưu 'uống nước muối thải độc cơ thể'?- Ảnh 1.

Cần lưu ý khi uống nước muối

AI

Rủi ro và tác hại cho cơ thể

Tăng huyết áp: Uống nước muối thường xuyên có thể dẫn đến tăng lượng natri trong cơ thể, gây ra hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng tăng huyết áp, một yếu tố nguy cơ thúc đẩy tiến triển của bệnh tim mạch và đột quỵ.

Gây tổn hại cho thận: Nạp một lượng muối lớn trong thời gian ngắn khiến thận phải làm việc nhiều hơn để lọc lượng natridư thừa ra khỏi cơ thể. Việc này có thể gây áp lực và tổn hại đến chức năng thận.

Mất cân bằng điện giải: Việc uống quá nhiều nước muối có thể gây mất cân bằng điện giải trong cơ thể, dẫn đến tình trạng như buồn nôn, chóng mặt. Trong trường hợp nặng, có thể dẫn tới co giật hoặc mất ý thức.

Khả năng gây mất nước: Việcuống nước muối có thể gây ra tình trạng mất nước do muối kéo nước từ các tế bào và mô ra ngoài, gây ra mất nước tế bào.

Gây phù: Natri trong muối có tính hút nước, nên khi lượng natri trong máu tăng cao, cơ thể sẽ giữ lại nước để cân bằng nồng độ natri, điều này dẫn đến tình trạng phù nề.

Bác sĩ nói gì về trào lưu 'uống nước muối thải độc cơ thể'?- Ảnh 2.

Uống nhiều nước muối có thể gây sưng phù chân

Minh họa: AI

Quan niệm sai lầm về thải độc cơ thể

Cơ thể có hệ thống thải độc tự nhiên. Gan và thận là 2 cơ quan chính giúp cơ thể loại bỏ các chất độc một cách tự nhiên. Một chế độ ăn uống lành mạnh và uống đủ nước là đủ để hỗ trợ chức năng thải độc của cơ thể.

Không có bằng chứng khoa học: Không có nghiên cứu khoa học đáng tin cậy nào chứng minh rằng uống nước muối mỗi ngày giúp thải độc cơ thể một cách hiệu quả.

Theo bác sĩ Nhất Duy, thay vì uống nước muối, bạn nên uống đủ nước lọc hằng ngày để duy trì sự cân bằng nước và hỗ trợ chức năng thải độc tự nhiên của cơ thể; Ăn nhiều rau củ, trái cây, thực phẩm giàu chất xơ; Hạn chế thực phẩm nhiều muối và đường.

Một số bệnh cần kiêng cử lượng muối, cụ thể là trong tăng huyết áp, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), lượng muối được chỉ định để dùng hằng ngày khoảng 5 gram muối (tương đương với 1 muỗng cà phê) chia đều cho tất cả các món ăn dùng trong ngày. Ngoài ra, đối với người bệnh xơ gan, muối có thể làm tình trạng phù của cơ thể trở nên nặng hơn, gây ra sự tích tụ chất lỏng trong các mô và khoang cơ thể, vì vậy cần hạn chế muối trong chế độ ăn.

Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào liên quan đến sức khỏe, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

"Việc uống nước muối mỗi ngày với liều lượng cao có thể gây hại cho cơ thể thay vì mang lại lợi ích thải độc như quan niệm trên. Tốt nhất là duy trì một lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh để hỗ trợ chức năng thải độc tự nhiên của cơ thể, đảm bảo sức khỏe và tránh những rủi ro không đáng có", bác sĩ Nhất Duy đưa là lời khuyên.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Bác sĩ giải thích: Nên uống nước lạnh hay nước ấm?; 4 sai lầm người trung niên cần tránh để sống khỏe, sống thọ; Đau loét miệng: cần tránh ăn món nào?... là những thông tin về sức khỏe chính trên Thanh Niên Online đến với bạn trong ngày...
1 tháng trước - Nhịp tim lên đến 207 lần/phút, người phụ nữ tại Chương Xá (Cẩm Khê, Phú Thọ) phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng hồi hộp, đánh trống ngực.
1 tháng trước - Bác sĩ nói gì về 'giờ ăn sáng tốt nhất'?; Dấu hiệu bất thường quanh rốn cảnh báo bệnh nghiêm trọng ở nam giới; Lợi ích sức khỏe bất ngờ khi ngủ trong phòng tối... là những thông tin về sức khỏe chính trên Thanh Niên Online đến với bạn...
1 tháng trước - Tôi mắc bệnh đái tháo đường type 2, uống nước dừa tươi hàng ngày có tốt không, có làm tăng đường huyết không, cần lưu ý gì? (Như Hồ, TP HCM)
1 tháng trước - 'Uống nước chanh là thói quen của nhiều người. Nhưng khi dùng loại thức uống này hằng ngày, ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.