ttth247.com

Bác sĩ Vương Thị Ngọc Lan làm phó hiệu trưởng Trường đại học Y Dược TP.HCM

Sáng nay 17-8, Trường đại học Y Dược TP.HCM đã tổ chức lễ công bố nghị quyết của hội đồng trường bổ nhiệm phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của nhà trường nhiệm kỳ 2020-2025.

Tân phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn trưởng thành từ thực tiễn

Tại buổi lễ, GS.TS Trần Diệp Tuấn - bí thư Đảng ủy, chủ tịch hội đồng trường Trường đại học Y Dược TP.HCM - đã trao nghị quyết của hội đồng trường Trường đại học Y Dược TP.HCM bổ nhiệm tân phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn cho PGS.TS.BS Vương Thị Ngọc Lan - trưởng khoa y.

Nghị quyết bổ nhiệm chức vụ phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn cho bà Vương Thị Ngọc Lan do chủ tịch hội đồng trường Trần Diệp Tuấn ký ngày 1-8.

Theo nghị quyết này, thời gian giữ chức vụ phó hiệu trưởng chuyên môn của bà Lan theo nhiệm kỳ 2020-2025 của hội đồng trường Trường đại học Y Dược TP.HCM.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Tri Thức - thứ trưởng Bộ Y tế - cho rằng được nhận nhiệm vụ phó hiệu trưởng Trường đại học Y Dược TP.HCM là một vinh dự to lớn nhưng cũng đầy trách nhiệm với bà Vương Thị Ngọc Lan. 

Ông Thức chúc mừng bà Lan và chúc mừng nhà trường có thêm một lãnh đạo trưởng thành từ thực tiễn tham gia ban giám hiệu.

"Tôi mong muốn bằng uy tín, kinh nghiệm và năng lực của mình, đồng chí Lan cùng với Đảng ủy, hội đồng trường, ban giám hiệu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng Trường đại học Y Dược TP.HCM ngày càng phát triển, khẳng định vị thế của trường trong đào tạo, nghiên cứu khoa học…", ông Thức nói.

PGS.TS Vương Thị Ngọc Lan là nhà khoa học hàng đầu về hiếm muộn

Trước khi được bổ nhiệm chức vụ phó hiệu trưởng, PGS.TS Vương Thị Ngọc Lan đang kiêm nhiệm nhiều chức vụ quản lý của trường, như trưởng khoa y, trưởng bộ môn phụ sản - khoa y Trường đại học Y Dược TP.HCM.

Bên cạnh đó, PGS.TS Vương Thị Ngọc Lan hiện là tổng biên tập Tạp chí Y học TP.HCM, thành viên ban biên tập tạp chí Fertility and Reproduction (tạp chí chính thức của ASPIRE), thành viên nhóm biên soạn của Tổ chức Y tế thế giới về hướng dẫn tiếp cận một cặp vợ chồng hiếm muộn.

Bà còn tham gia bình duyệt bài báo khoa học cho các tạp chí Human Reproduction, Human Reproduction Update, Human Reproduction Open, Reproductive Biomedicine Online, Scientific Report (Nature), Reproductive Biology.

PGS.TS Vương Thị Ngọc Lan từng tham gia giảng dạy các khóa đào tạo về hỗ trợ sinh sản của Đại học Quốc gia Singapore.

Bà Vương Thị Ngọc Lan tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 1996, thạc sĩ phôi học lâm sàng Đại học Quốc gia Singapore năm 1999, bác sĩ nội trú sản Trường đại học Y Dược TP.HCM năm 2004 và tiến sĩ y học chuyên ngành sản phụ khoa Trường đại học Y Dược TP.HCM năm 2016.

TS Vương Thị Ngọc Lan được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư năm 2019.

PGS.TS Vương Thị Ngọc Lan chuyên nghiên cứu trong lĩnh vực y sinh, là một trong ba nhà khoa học nhận Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020 về so sánh phương pháp chuyển phôi tươi và đông lạnh để thụ tinh ống nghiệm (IVF).

Bà có nhiều đóng góp cho nghiên cứu cũng như thực hiện IVF cho hàng ngàn gia đình.

Bà từng lọt vào top 100 châu Á năm 2021 do tạp chí Asian Scientist (Singapore) bình chọn.

PGS.TS Vương Thị Ngọc Lan là tác giả, đồng tác giả của trên 80 đề tài nghiên cứu và bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế (gồm New England Journal of Medicine, Human Reproduction, Fertility & Sterility, Reproductive BioMedicine Online, Journal of Assisted Reproduction and Genetics, BMJ, Frontiers in Endocrinology…).

Bà còn là đồng chủ biên và tham gia biên soạn nhiều sách chuyên khảo về nội tiết sinh sản và kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và sách giáo trình về sản phụ khoa.

Bác sĩ Lan từng là phó trưởng khoa hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM). Bà là con gái của GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phương, nguyên giám đốc Bệnh viện Từ Dũ.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - PGS-TS-BS Vương Thị Ngọc Lan được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn Trường ĐH Y dược TP.HCM.
1 tháng trước - Nhiều quốc gia từ Đông sang Tây đang thịnh hành văn hóa cho đi bằng cách quyên góp cho trường ĐH để gia tăng cơ hội học tập, giảng dạy, nghiên cứu và cải thiện cơ sở vật chất với nhiều dấu ấn đáng chú ý.
1 tháng trước - Sau khi biết điểm chuẩn, bên cạnh những thí sinh trúng tuyển nguyện vọng vào đúng ngành, trường mình yêu thích, có không ít thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 4, 5. Vậy thí sinh có nên từ chối nhập học? Với thí sinh chưa trúng tuyển nguyện...
3 tuần trước - Nhiều chuyên gia, nhà giáo cho rằng việc dạy thêm và học thêm là nhu cầu có thật. Quan trọng là cách tổ chức, quản lý sao để tránh tiêu cực xảy ra.
1 tuần trước - Không còn bó hẹp trong không gian một lớp học mà rộng mở hơn, trẻ em vùng cao nhờ đó lần đầu được biết đến nhiều điều mới mẻ ở Hà Nội, ở mũi Cà Mau hay ở một đất nước khác qua các lớp học 'kết nối'.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
3 giờ trước - Huân chương Cành cọ hàn lâm ghi nhận nỗ lực không ngừng nghỉ của TS Phan Thị San Hà trong việc xây dựng và phát triển Trung tâm CARE, cũng như bồi đắp mối quan hệ giữa Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) và các đối tác Pháp.
4 giờ trước - Ớn lạnh, nổi gai ốc, không dám xem hết hình ảnh, video... là những cảm giác của những người tham gia buổi tập huấn, khi nghe trung tá Bùi Thái Đức, chuyên viên chính Phòng Tham mưu, Công an TP.HCM điểm lại những vụ bạo hành trẻ em chấn...
4 giờ trước - Nhiều sinh viên có sản phẩm đăng trên báo Tuổi Trẻ, một số sinh viên xuất sắc có tư duy đề tài và hoàn thiện sản phẩm truyền thông như phóng viên.
4 giờ trước - Khóa học do các chuyên gia trong lĩnh vực bán dẫn từ Đại học Quốc gia Singapore (NUS), Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS)... hướng dẫn.