ttth247.com

Bão số 3: Sóng biển cao 11 m, hướng thẳng Nam Định - Thái Bình

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, bão số 3 là cơn bão mạnh nhất năm 2024 hoạt động trên Biển Đông. Đây là cơn bão rất mạnh, có khả năng đổ bộ trực tiếp vào miền Bắc. Trong 8 năm qua, Việt Nam chưa ghi nhận một cơn bão mạnh nào đổ bộ trực tiếp vào khu vực kể từ sau bão số 1 (Mirinae) năm 2016.

Bão số 3: Sóng biển cao 11 m, hướng thẳng Nam Định - Thái Bình- Ảnh 1.

Bản đồ dự báo đường đi của bão số 3

ẢNH: NCHMF

Lúc 7 giờ sáng nay 4.9, tâm bão số 3 ở vào khoảng 19 độ vĩ bắc; 117,8 độ kinh đông, trên vùng biển phía đông khu vực bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 770 km về phía đông.

Bão mạnh cấp 11 (103 - 117 km/ giờ), giật cấp 13, tăng 3 cấp trong vòng 24 giờ. Cơn bão được đánh giá mạnh nhất năm 2024 đang di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ khoảng 10 km.

Bão số 3 (bão YAGI) liên tục tăng cấp, dự báo giật cấp 17

Đến 7 giờ ngày 5.9, bão số 3 ở vị trí 19,3 độ vĩ bắc; 115,5 độ kinh đông cách đảo Hải Nam khoảng 520 km về phía đông. Bão mạnh cấp 13, giật cấp 16 và tiếp tục mạnh lên.

Đến 7 giờ ngày 6.9, vị trí trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 19,6 độ vĩ bắc; 112,3 độ kinh đông; cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 180 km về phía đông. Bão mạnh cấp 14, giật cấp 17.

Khoảng 7 giờ ngày 7.9, tâm bão số 3 hoạt động trên khu vực vịnh Bắc bộ. Bão mạnh cấp 13, giật cấp 16.

Từ 72 - 120 giờ tiếp theo, bão số 3 di chuyển chủ yếu theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được 15 - 20 km, cường độ tiếp tục giảm dần.

Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7.9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.

Do ảnh hưởng của bão số 3, vùng biển phía đông của khu vực bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 8 - cấp 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11 - cấp 13, giật cấp 16; biển động dữ dội.

Từ ngày 5 - 6.9, bão số 3 có thể đạt cấp bão rất mạnh trên vùng biển phía bắc của bắc Biển Đông, gió mạnh có thể lên tới cấp 14, giật cấp 17.

Trong 24 giờ tới, vùng biển phía đông của bắc Biển Đông, sóng cao 5 - 7 m, vùng gần tâm bão sóng cao 7 - 9 m. Từ ngày 5 - 6.9, sóng biển có thể tăng dần lên 9 - 11 m. Biển động dữ dội. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Theo dự báo, từ chiều 4 - 6.9, bão số 3 có thể đạt cấp 14, giật cấp 17, sóng biển cao từ 7 - 9 m ở bắc Biển Đông.
2 tuần trước - Siêu bão YAGI là siêu bão đầu tiên trên Biển Đông năm 2024. Với cấp gió 16, giật trên cấp 17, siêu bão có khả năng gây sóng biển cao 12 m, đánh chìm tàu có trọng tải lớn.
2 ngày trước - Theo dự báo, áp thấp nhiệt đới di chuyển vào Biển Đông sẽ mạnh lên thành bão số 4 và di chuyển hướng thẳng miền Trung.
2 ngày trước - Theo dự báo, áp thấp nhiệt đới sau khi mạnh lên thành bão số 4 sẽ đổ bộ vào khu vực từ Thanh Hóa - Quảng Ngãi, xác suất khoảng 70%.
2 ngày trước - Áp thấp nhiệt đới đang trên đất liền đảo Luzon, dự kiến sẽ vào Biển Đông trong hôm nay, sau đó mạnh lên thành bão.
Xem tin bài khác
15 phút trước - Hôm qua 19.9, TAND TP.HCM bắt đầu xét xử sơ thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm ở giai đoạn 2 về các tội danh 'lừa đảo chiếm đoạt tài sản', 'rửa tiền' và 'vận chuyển trái phép...
16 phút trước - Nhiều ý kiến ủng hộ việc cấm học sinh dùng điện thoại di động trong trường để tập trung học tập. Bên cạnh đó, một số bạn đọc cho rằng việc này nên áp dụng linh hoạt.
16 phút trước - Theo báo cáo năm 2023, chỉ riêng án dân sự đã có tới hơn 8.000 án bị hủy, sửa dẫn đến vụ án kéo dài, gây ra nhiều tốn kém, hệ lụy, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào công lý.
16 phút trước - Theo dự báo, dù cơn bão số 4 đã đi vào đất liền và tan trên khu vực miền Trung nước Lào, tuy nhiên khu vực từ Hà Tĩnh - Quảng Trị sẽ có lượng mưa rất lớn trong ngày 20.9.
16 phút trước - Bão số 4 đổ bộ vào đất liền và suy yếu, nhưng các địa phương miền Trung đã cảnh giác ứng phó cao độ, di dời dân trước nỗi ám ảnh sạt lở từng xảy ra trước đó…