ttth247.com

Bé gái bị áp xe ruột thừa

TP HCMBé Lam, 14 tuổi, đau bụng âm ỉ hơn một tuần, đau dữ dội lúc nửa đêm, bác sĩ cấp cứu chẩn đoán áp xe ruột thừa.

Ngày 30/9, BS.CKI Nguyễn Thanh Sơn Vũ, chuyên khoa Ngoại Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết ngoài đau bụng, bệnh nhi sốt nhẹ, chán ăn, máu bị nhiễm trùng nặng. Ổ áp xe hình thành trong ruột thừa, tích tụ nhiều vi khuẩn.

Êkíp rạch một đường nhỏ trên bụng bệnh nhi, đưa ống kính nội soi gắn camera độ phân giải cao qua trocar (ống thông hoặc ống bọc ngoài) vào ổ bụng. Sau đó êkíp điều khiển các dụng cụ phẫu thuật để cắt bỏ ruột thừa.

Bác sĩ mất nhiều thời gian gỡ áp xe do ruột thừa bị vỡ khiến mạc nối bọc mủ xung quanh và dịch viêm dính vào nhau, lẫn với máu. Sau 4 giờ, bác sĩ cắt ruột thừa rồi khâu lại, đặt ống dẫn lưu để đưa dịch mủ, thức ăn thừa ra ngoài, tránh tụ dịch sau mổ. Ba ngày sau, bé được rút ống dẫn lưu, tiêm đủ kháng sinh và theo dõi sau mổ.

Mẹ bé cho biết trước đó bé thường xuyên đau bụng lâm râm, nhưng vẫn sinh hoạt bình thường nên không đi khám. Bác sĩ Vũ lý giải ban đầu khiruột thừa vỡ, người bệnh ít đau nên dễ chủ quan. Tuy nhiên đây là dấu hiệu nguy hiểm, cần can thiệp nhanh chóng để tránh tình trạng nhiễm trùng lan rộng.

Áp xe trong ruột hình thành khi ruột bị vỡ, viêm mủ khiến thức ăn bám vào thành ruột. Bệnh lý này cần điều trị bằng can thiệp ngoại khoa. Nếu được phát hiện sớm khi chưa vỡ ruột thừa thì sẽ mổ nhanh chóng, thời gian hồi phục và nằm viện ngắn hơn.

Bác sĩ Vũ khám cho bệnh nhân sau khi tháo ống dẫn lưu. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Bác sĩ Vũ khám cho bệnh nhân sau khi tháo ống dẫn lưu. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Với trường hợp của bé Lam, vì để bệnh kéo dài hơn một tuần, ruột đã vỡ nên cần phải mổ gấp trong đêm để loại bỏ hoàn toàn ổ áp xe, kết hợp dẫn lưu dịch mủ. Nếu không phẫu thuật, áp xe ruột thừa sẽ phát triển gây nhiễm trùng nặng, khiến phân tràn khắp ổ bụng, tăng sinh vi khuẩn, dẫn đến sốc nhiễm trùng, tử vong.

Áp xe ruột là biến chứng của viêm ruột thừa cấp. Đây là bệnh lý cấp cứu ngoại khoa thường gặp ở trẻ. Bệnh thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi 10-19. Trẻ có các biểu hiện như đau ở vùng bụng dưới bên phải, tiêu chảy, ăn không ngon, buồn nôn hoặc nôn kèm suy nhược, ớn lạnh, sốt cao, đầy bụng, cần đến cơ sở y tế gần nhất cấp cứu kịp thời.

Đình Lâm

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh trẻ em tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - TP HCM- Bé Hà, 9 tuổi, xuất hiện u nhỏ ở ngực trái, sưng đỏ đau nhức, có mủ, người nhà tưởng tăng sinh tuyến ngực tuổi dậy thì, song bác sĩ chẩn đoán u bạch huyết chèn ép.
3 tuần trước - Sau 2 tuần được điều trị và chăm sóc tích cực, hôm nay 24.9, bệnh nhi 11 tuổi, nạn nhân bị vùi lấp trong vụ sạt lở tại Làng Nủ có một số cải thiện về sức khỏe. Bệnh nhi tỉnh, có thể nói chuyện, ăn qua sonde nhưng vẫn phải thở máy, dùng...
3 tuần trước - Bé gái 11 tuổi, nạn nhân vụ lũ quét thôn Làng Nủ vẫn còn trong tình trạng nặng sau gần 2 tuần điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai.
3 tuần trước - Hà Nội- Sau hai tuần được điều trị và chăm sóc tích cực, bé gái 11 tuổi, nạn nhân trong vụ lũ quét Làng Nủ, tỉnh táo, có thể nói chuyện, ăn qua ống xông.
6 ngày trước - Cậu bé 7 tuổi Làng Nủ (tỉnh Lào Cai) được tìm thấy sau trận lũ quét sạt lở đất, đã ổn định sức khỏe và tinh thần, được xuất viện trở về làng với anh trai.
Xem tin bài khác
46 phút trước - Nhiều bác sĩ Hàn Quốc trong lĩnh vực thẩm mỹ, da liễu, nha khoa, cấp cứu đã sang Việt Nam trong năm nay để tìm việc.
46 phút trước - Trái cây, đậu phộng, rau xanh, cá béo, trứng giàu protein, chất xơ, giúp no lâu, bớt cảm giác thèm ăn, hỗ trợ giảm cân và mỡ nội tạng.
1 giờ trước - Trong khi vì thiếu thuốc mà bệnh nhân ung thư ở TP.HCM phải chờ đợi, chạy vạy khắp nơi để chụp PET-CT chẩn đoán ung thư thì có một lò công suất lớn hơn phải 'trùm mền'.
1 giờ trước - MỸ - Y tá Schofield phải đối mặt với 44 tội danh sau khi bị cáo buộc thay thế thuốc giảm đau fentanyl dạng lỏng bằng nước máy khiến các bệnh nhân bị nhiễm trùng.
1 giờ trước - Khi tiêu thụ, carbohydrate được chuyển hóa thành glucose để cung cấp năng lượng cho các tế bào. Đó là lúc lượng đường trong máu tăng lên, vì vậy tuyến tụy bắt đầu giải phóng insulin để báo hiệu cho các tế bào hấp thụ nguồn năng lượng này.