ttth247.com

Bé gái ngủ ngáy do viêm amidan tái phát

TP HCMBé Ngọc, 4 tuổi, ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ, bác sĩ chẩn đoán do viêm amidan và VA.

Mẹ của bé Ngọc cho biết bé ngủ ngáy rất to hơn một năm nay, gia đình nghĩ do cơ địa. Khi bé khó thở, đi khám, bác sĩ tại Nhật chẩn đoán con bị lệch vách ngăn mũi, nghi ngờ viêm VA (tổ chức lympho ở vòm mũi họng), cho về nhà theo dõi. Gần đây, triệu chứng bệnh nặng hơn, nhân chuyến công tác đồng thời thăm người thân, bố mẹ đưa con về Việt Nam điều trị.

Ngày 1/10, ThS.BS.CKI Phạm Thị Phương, Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết bé Ngọc bị viêm VA độ 3 và viêm amidan độ 4, amidan sưng to, chiếm trên 75% kích thước hầu họng (phần nằm giữa cổ họng). Bệnh tái phát nhiều lần trong thời gian dài dẫn đến viêm phế quản, cản trở hít thở không khí.

Bác sĩ Phương giải thích bé ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ do viêm VA và viêm amidan nặng, kéo dài gây biến chứng. Tình trạng viêm nhiễm amidan và VA tăng sinh, chèn ép cuống họng, gây tắc nghẽn đường thở, khiến trẻ phải thở bằng miệng khi ngủ, ngủ ngáy, thường xuyên ngưng thở khi ngủ.

Các bác sĩ hội chẩn quyết định cắt amidan và nạo VA qua nội soi bằng công nghệ coblator để điều trị ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ. Trước phẫu thuật, bệnh nhi được dùng thuốc điều trị biến chứng viêm phế quản do bệnh để lâu gây ra.

Bác sĩ cắt trọn amidan, mô VA được lấy sạch, không làm tổn thương các mô xung quanh, cầm máu tại chỗ giúp giảm mất máu. Bệnh nhi xuất viện sau 24 giờ, hai tuần sau tái khám hết ngáy, không còn ngưng thở khi ngủ.

Bác sĩ Phương (ở giữa) nạo VA qua nội soi bằng coblator cho bệnh nhi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Phương (ở giữa) nạo VA qua nội soi bằng coblator cho bệnh nhi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Theo bác sĩ Phương, không phải trường hợp viêm amidan, viêm VA nào cũng phẫu thuật, các trường hợp nhẹ chỉ cần dùng thuốc hay điều trị nội khoa. Bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật khi viêm VA gây tắc nghẽn đường thở, tái lại thường xuyên. Phương pháp này áp dụng chủ yếu cho trẻ từ ba tuổi trở lên, bởi lúc này hệ miễn dịch của trẻ tương đối đáp ứng. Trường hợp trẻ dưới ba tuổi phải điều trị bằng thuốc và chờ đủ tuổi để phẫu thuật.

Người bệnh viêm amidan và viêm VA không điều trị có nguy cơ cao ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm xoang trẻ em... Tình trạng nghẹt mũi khiến trẻ thở bằng miệng khi ngủ, làm xương hàm trên phát triển kém, răng hàm trên mọc lởm chởm, cằm nhô ra và to hơn (vẩu).

Trẻ ngủ ngáy kéo dài kèm ngưng thở khi ngủ dễ ảnh hưởng đến giấc ngủ do thiếu oxy. Trẻ thường có biểu hiện thiếu ngủ, mất tập trung học tập... Bác sĩ Phương khuyến cáo cha mẹ nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được nội soi, đánh giá bệnh và điều trị phù hợp.

Để phòng ngừa viêm nhiễm đường hô hấp, phụ huynh nên cho con tiêm phòng cúm đầy đủ, vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày, hạn chế tiếp xúc môi trường khói bụi. Cha mẹ khuyến khích con uống đủ nước, giữ ấm vùng mũi họng cho trẻ khi thời tiết giao mùa, bổ sung chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng.

Đức Trí

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tai mũi họng tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Sốt kèm phát ban có thể do sởi, rubella, tay chân miệng, tinh hồng nhiệt, thủy đậu hoặc một số bệnh tự miễn, bệnh ác tính.
1 tháng trước - Một người đàn ông 53 tuổi bị ung thư gan, xơ gan nặng do viêm gan B và một bé gái 9 tháng tuổi bị xơ gan ứ mật nguyên phát đã cùng được nhận một lá gan để ghép.
1 tháng trước - TP HCM- Một người đàn ông 44 tuổi chết não, lá gan được chia đôi ghép cho một bé gái 9 tháng tuổi và một bệnh nhân nam 53 tuổi.
1 tháng trước - Với sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đã thực hiện giải pháp chia một lá gan từ người hiến để ghép cứu sống 2 người bệnh.
1 tháng trước - Bé gái 5 tuổi (ngụ Đồng Nai) được bố mẹ đưa đến Bệnh viện Da liễu TP.HCM khám trong tình trạng da vùng miệng, tay, chân có nhiều vết trợt da, rỉ dịch vàng, bé ngứa ngáy cào gãi, khó chịu.
Xem tin bài khác
21 phút trước - TP HCM- Bà Ánh, 68 tuổi, thoát vị đĩa đệm trên nền loãng xương nặng, được bác sĩ dùng vít rỗng bơm xi măng sinh học để cố định cột sống, tránh nguy cơ gãy xương, di lệch vít.
51 phút trước - Để nhận được lợi ích từ cà phê và giảm các tác dụng phụ, thời điểm uống cà phê rất quan trọng. Vậy nên uống cà phê vào lúc nào trong ngày? Trào lưu thưởng thức một tách cà phê từ 4 giờ sáng và ngắm bình minh có thực sự tốt?
1 giờ trước - Người dưới 17 tuổi, suy giảm miễn dịch hoặc chưa có kháng thể nguy cơ mắc sởi cao.
1 giờ trước - Tỏi, các loại hạt, rau lá xanh, trái cây họ cam quýt cung cấp chất dinh dưỡng thực vật hỗ trợ giảm tích tụ chất béo, hạ men gan tự nhiên.
2 giờ trước - Giảm một nửa lượng đường, hạn chế dùng đường trắng, tiêu thụ thực phẩm lành mạnh thay vì ăn nhiều đồ ngọt là ba trong 5 cách giúp cơ thể khỏe mạnh.