ttth247.com

Bệnh do não mô cầu nguy hiểm thế nào?

Não mô cầu có thể gây viêm ngoài màng tim hoặc viêm màng não, nhiễm trùng huyết, diễn biến bệnh nhanh, tỷ lệ để lại di chứng cao.

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết như trên trong bối cảnh Sở Y tế TP HCM hôm nay ghi nhận ca tử vong sau sốc nhiễm trùng do não mô cầu thể tối cấp. Đây là bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao, đồng thời dễ lây lan thông qua đường hô hấp.

Theo bác sĩ, vi khuẩn não mô cầu thường trú ẩn trong cổ họng, không gây ra triệu chứng. Khi bị viêm họng hoặc nhiễm trùng, suy giảm miễn dịch, vi khuẩn sẽ xâm nhập niêm mạc, phá vỡ hàng rào phòng vệ.

Viêm màng não do não mô cầu có thể trở nặng, tử vong trong vòng 24 giờ. Ảnh: Unsplash

Viêm màng não do não mô cầu có thể trở nặng, tử vong trong vòng 24 giờ. Ảnh: Unsplash

Não mô cầu gây ra hai thể phổ biến gồm viêm màng não và nhiễm trùng huyết, có thể gây tử vong nhanh chỉ trong 24 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng đầu tiên. 8 giờ đầu tiên, triệu chứng tương tự bệnh viêm đường hô hấp thông thường khác như nhức đầu, đau họng, đau mỏi cơ, khát, sốt.... 9-15 giờ tiếp theo, cơ thể giảm sự thèm ăn, buồn nôn, nôn, đau chân, khó chịu, buồn ngủ, khó thở. 16-24 giờ, bệnh nhân tiêu chảy, cứng cổ, lạnh tay chân, hình thành tử ban xuất hiện độc lập hoặc liên kết với nhau tạo thành đám và sau đó rơi vào hôn mê, lú lẫn và tử vong.

Trẻ sơ sinh có các biểu hiện như thóp căng phồng, li bì, bỏ bú, cáu gắt... Nếu xuất hiện nốt tử ban ở vùng thân và hai chân, bệnh nhân biến chứng nhiễm độc nặng do vi khuẩn não mô cầu, ví dụ nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng, nguy cơ tử vong cao.

Ngoài ra, não mô cầu có thể gây viêm ở ngoài màng tim, niệu đạo, phổi, kết mạc, khớp. Trong đó, viêm màng não do não mô cầu để lại nhiều di chứng về thể chất và tinh thần, như sẹo do hoại tử da, cắt cụt chi, điếc, mù lòa, rối loạn tâm lý, thiểu năng trí tuệ...

Theo Cục Y tế dự phòng, ở nơi bệnh lưu hành, 5-10% người nhiễm não mô cầu ở hầu, họng nhưng không biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Trong vụ dịch, có thể có trên 25% số người bị nhiễm vi khuẩn không biểu hiện lâm sàng điển hình và trên 50% số người khỏe mang vi khuẩn não mô cầu.

Thanh thiếu niên tiêm vaccine ngừa não mô cầu tại VNVC. Ảnh: Nhật Linh

Thanh thiếu niên tiêm vaccine ngừa não mô cầu tại VNVC. Ảnh: Nhật Linh

Bác sĩ Chính khuyến cáo cách phòng bệnh do não mô cầu hiệu quả nhất là tiêm chủng vaccine. Trong 13 nhóm huyết thanh của vi khuẩn, 5 nhóm A, B, C, Y, W-135 đã có vaccine phòng ngừa tại Việt Nam. Các loại vaccine gồm mũi ngừa não mô cầu nhóm B thế hệ mới (Bexsero), dành cho người hai tháng đến 50 tuổi; loại ngừa nhóm BC (Mengoc BC) dành cho người 6 tháng đến 45 tuổi; mũi phòng nhóm A, C, Y, W-135 (Menactra), tiêm từ 9 tháng đến 55 tuổi.

Vaccine não mô cầu không tạo miễn dịch chéo giữa các nhóm huyết thanh gây bệnh. Vì vậy, trẻ em và người lớn cần tiêm sớm và đầy đủ vaccine phòng 5 nhóm huyết thanh. Ngoài vaccine não mô cầu, mọi người nên tiêm thêm những loại phòng bệnh khác để miễn dịch đầy đủ, tránh nguy cơ bệnh chồng bệnh.

Bên cạnh đó, người dân cần áp dụng thêm các biện pháp khác như tránh nơi đông người, súc miệng, họng bằng dung dịch sát khuẩn thông thường, đeo khẩu trang, khoảng cách, rửa tay thường xuyên, vệ sinh nhà cửa thông thoáng. Người sống cùng một gia đình hạn chế sử dụng chung dụng cụ ăn uống như bát, đũa, thìa, ly... Lý do, việc sống và sinh hoạt ở nơi đông người tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn não mô cầu lây truyền nhanh hơn qua đường hô hấp.

Người bệnh nền cần kiểm soát tốt bệnh đang mắc, tuân thủ uống thuốc và khám theo chỉ định bác sĩ. Hàng ngày, mọi người uống đủ nước, chế độ dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao sức đề kháng. Khi sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cứng cổ, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị, không tự mua và sử dụng kháng sinh.

Gia Nghi

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn vaccine tại đây để bác sĩ trả lời.

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Với tâm lý phần lớn trường hợp tử vong sau ăn tiết canh chủ yếu do nhiễm liên cầu lợn nên nhiều người thích món tiết canh rủ nhau chuyển sang ăn tiết canh dê cho “lành“. Vậy ăn tiết canh dê có thực sự an toàn như họ nghĩ?
1 tháng trước - Vaccine ngừa bạch hầu, sởi, phế cầu giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh và tránh biến chứng viêm phổi, viêm não, viêm màng não.
2 tuần trước - Học sinh, sinh viên có nhiễm não mô cầu không, có nên tiêm vaccine không, được bác sĩ giải đáp dưới đây.
1 tháng trước - Trẻ đến trường sau kỳ nghỉ hè dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, nên tiêm vaccine ngừa cúm, bạch hầu - ho gà - uốn ván, não mô cầu, viêm não Nhật Bản, HPV.
4 ngày trước - Ngày 20.9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt vắc xin ngừa sốt xuất huyết (do Takeda, Nhật Bản sản xuất) và sẽ triển khai tiêm đồng loạt tại gần 200 trung tâm tiêm chủng hiện đại của VNVC trên toàn quốc. Đây là vắc xin ngừa sốt...
Xem tin bài khác
44 phút trước - 'Một trong những bài tập tốt nhất cho người bị đau khớp là đi bộ. Đi bộ sẽ không gây áp lực quá mức lên khớp, đồng thời thúc đẩy lưu thông máu'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
44 phút trước - Táo bón là tình trạng khá phổ biến, đặc biệt là ở những người áp dụng chế độ ăn giàu protein, nhiều thịt nhưng lại ít rau củ, trái cây. Các loại thuốc nhuận tràng có thể xử lý nhanh táo bón, dù đôi khi lại gây tác dụng ngược và dẫn đến...
44 phút trước - Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tập san học thuật Journal of Applied Physiology, đã phát hiện thêm một lợi ích quan trọng của tập thể dục đối với người lớn tuổi.
44 phút trước - Nhờ nguồn dưỡng chất dồi dào nên trứng mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe, từ tăng cường cơ bắp, giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng đến cải thiện sức khỏe xương, tóc. Chưa dừng lại ở đó, một nghiên cứu mới đây phát hiện ăn trứng thường...
3 giờ trước - Quảng Ninh- Hai bệnh nhân nhiễm Whitmore, còn gọi vi khuẩn "ăn thịt người", trong quá trình tiếp xúc với nước, bùn lầy khi dọn dẹp môi trường sống.