ttth247.com

Trẻ tựu trường cần tiêm vaccine nào?

Trẻ đến trường sau kỳ nghỉ hè dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, nên tiêm vaccine ngừa cúm, bạch hầu - ho gà - uốn ván, não mô cầu, viêm não Nhật Bản, HPV.

Bác sĩ Bùi Thanh Phong, Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, khuyến cáo như trên trong bối cảnh trẻ sắp bước vào năm học mới. Mùa tựu trường đầu tháng 9 là lúc chuyển giao từ hè sang thu, thời tiết nóng lạnh thất thường, độ ẩm cao khiến loạt bệnh có tính chất theo mùa như sởi, ho gà, cúm, viêm phổi, viêm não diễn biến phức tạp, dễ lây nhiễm. Một trẻ nhiễm bệnh sẽ lây cho bạn cùng lớp, cùng trường, tạo ổ dịch khó kiểm soát.

"Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hàng đầu cho trẻ", bác sĩ Phong nói, kèm theo khuyến cáo dưới đây về 5 loại vaccine nên tiêm trước khi trẻ tựu trường.

Vaccine ngừa cúm

Vaccine cúm cần tiêm mỗi năm một lần. Nguyên nhân đến từ việc virus cúm biến đổi liên tục mỗi năm, kháng thể do vaccine tạo ra chỉ tồn tại dưới một năm. Vaccine có thể phòng bệnh đến 90%; giảm khả năng nhập viện 74%; hạ nguy cơ tử vong hơn 31% so với nhóm không tiêm chủng, tiết kiệm chi phí y tế.

Do tính chất dễ lây lan, ai cũng có thể mắc cúm. Trẻ bị cúm dễ trở thành nguồn lây cho gia đình, bạn bè, trong đó có người cao tuổi, suy giảm miễn dịch. Bác sĩ Phong dẫn chứng năm 2022, cả nước ghi nhận những đợt dịch cúm lớn, bao gồm diễn ra ở trường. Nhiều ca trở nặng gây gánh nặng bệnh tật lớn.

Trẻ học đường được tiêm vaccine tại VNVC Hoàng Văn Thụ (TP HCM). Ảnh: Mộc Thảo

Trẻ học đường được tiêm vaccine tại VNVC Hoàng Văn Thụ (TP HCM). Ảnh: Mộc Thảo

Vaccine bạch hầu - ho gà - uốn ván

Ngoài bốn mũi vaccine cơ bản trong hai năm đầu đời, trẻ cần tiêm nhắc một mũi có thành phần bạch hầu - ho gà - uốn ván lúc 4-6 tuổi và 9-15 tuổi. Vaccine hỗ trợ bảo vệ đến 97%, phòng nguy cơ mắc, biến chứng nguy hiểm và tạo miễn dịch cộng đồng.

Ở trường, trẻ gặp gỡ nhiều người, chạy nhảy, vận động liên tục nên có nguy cơ cao mắc bạch hầu - ho gà - uốn ván. Trẻ học đường có15 tuổi sức khỏe tốt nhưng các kháng thể phòng bệnh từ đợt chủng ngừa trước không còn đủ mạnh để ngăn mầm bệnh tấn công.

Cũng độ tuổi này, trẻ khá năng động, rất dễ bị trầy xước. Nếu không được chăm sóc đúng cách, vết xước nhỏ có thể trở thành nơi trú ngụ cho vi khuẩn uốn ván phát triển.

Vaccine viêm não Nhật Bản

Vaccine có hiệu quả phòng viêm não Nhật Bản đến 95%. Hiện VNVC có ba loại gồm: Jevax (Việt Nam), Imojev (Thái Lan), Jeev (Ấn Độ). Phác đồ tiêm áp dụng theo từng loại.

Phụ huynh cần kiểm tra sổ tiêm ngừa và bổ sung các mũi còn thiếu hoặc tiêm nhắc cho trẻ. Lịch tiêm nhắc tùy thuộc loại vaccine đã tiêm trước đó.

"Nếu mong muốn chuyển đổi vaccine với lịch tiêm và lịch nhắc ít hơn, các gia đình cần tư vấn thêm ý kiến chuyên gia", bác sĩ Phong cho hay.

Viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong 20-30%. Nếu qua khỏi, 30-50% bệnh nhân vẫn có khả năng gặp di chứng suốt đời như điếc, liệt, rối loạn tâm thần, rối loạn vận động, giảm khả năng giao tiếp. Bệnh cao điểm trong tháng hè do trùng với mùa thu hoạch trái cây, thu hút nhiều loài chim lẫn mùa mưa thuận lợi cho muỗi sinh sản.

Vaccine não mô cầu khuẩn

Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết là hai thể bệnh nguy hiểm do não mô cầu khuẩn. Bệnh nhân có thể gặp di chứng nặng nề như chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt với tỷ lệ 10-20%, tỷ lệ tử vong 8-15%.

Vi khuẩn não mô cầu có 12 nhóm huyết thanh, thường gặp là 6 nhóm A, B, C, Y, X và W-135. Vaccine không có tác dụng phòng ngừa chéo giữa các nhóm, trẻ cần tiêm đủ vaccine phòng 5 nhóm đã có vaccine.

Hiện Việt Nam có vaccine Bexsero (Italy), hiệu quả đến 95%, chỉ định cho trẻ hai tháng tuổi đến 50 tuổi; Menactra (Mỹ) phòng não mô cầu nhóm ACYW hiệu quả hơn 90%, dành cho trẻ chín tháng tuổi đến 55 tuổi; Mengoc - BC (Cuba) phòng não mô cầu nhóm B, C cho trẻ sáu tháng đến 45 tuổi.

Trẻ tiền học đường khám ở khu tiêm chủng VIP VNVC. Ảnh: Mộc Thảo

Trẻ tiền học đường khám ở khu tiêm chủng VIP VNVC. Ảnh: Mộc Thảo

Vaccine HPV

Từ 9 tuổi, trẻ cần được tiêm vaccine HPV để phòng ung thư và bệnh sinh dục do HPV. Bác sĩ Phong nhấn mạnh 9-14 tuổi là "thời điểm vàng" tiêm HPV, với phác đồ hai mũi vaccine cách nhau 6 tháng.

Nhóm trẻ này cũng có phản ứng miễn dịch tốt hơn so với người lớn. Hiệu giá kháng thể kéo dài hơn, trẻ không cần tiêm nhắc khi trưởng thành. Khi tiêm đúng, đủ phác đồ, vaccine bảo vệ hơn 90%.

"Vaccine cần thời gian tạo miễn dịch cho cơ thể, vì vậy, cha mẹ nên tiêm chủng cho con trước khi nhập học tối thiểu hai tuần", bác sĩ Phong nói thêm. Trẻ có miễn dịch tốt sẽ khỏe mạnh, phát triển thể chất và tinh thần bình thường, giảm gánh nặng chăm sóc y tế cho gia đình lẫn xã hội.

Theo ghi nhận tại 188 trung tâm thuộc VNVC, trong tháng 7 và đầu tháng 8, số phụ huynh đưa con đi tiêm chủng tăng cao ở mọi độ tuổi - từ mầm non đến bậc trung học phổ thông.

Vạn Phát

20h ngày 9/8, VNVC tư vấn trực tuyến "Vaccine cần tiêm cho trẻ trước khi nhập học". Chương trình tư vấn bởi bác sĩ Bùi Thanh Phong - Quản lý Y khoa, VNVC, bác sĩ CKI Nguyễn Đông Bảo Châu - BVĐK Tâm Anh TP HCM. Khách mời là diễn viên Ngọc Lan.

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
3 tuần trước - Vaccine ngừa sởi, ho gà, bạch hầu, cúm, phế cầu giúp trẻ bổ sung kháng thể, chủ động phòng bệnh trước khi trở lại trường học.
16 giờ trước - Tôi có hai con với bé đầu 10 tuổi, đã nhiễm sởi, liệu có tái nhiễm không? Bé thứ hai tiêm vaccine sởi lúc 9 tháng, có nên tiêm thêm không? (Lệ Hà, 44 tuổi, TP HCM)
2 tuần trước - Bệnh viện Nhi đồng 1 gần đây tiếp nhận 368 ca sởi, gặp khó khăn khi không có thuốc cấp cứu trẻ bệnh nặng, phải dùng loại khác thay thế với hiệu quả thấp hơn.
1 tháng trước - Con tôi sắp bước vào năm học mới. Hàng năm dịp này, bé thường mắc các bệnh hô hấp vì thời tiết miền Bắc chuyển mùa.
3 tuần trước - Mỹ đang trải qua làn sóng Covid-19 lớn nhất trong hai năm gần đây, chưa rõ khi nào dịch sẽ đạt đỉnh.
Xem tin bài khác
16 phút trước - Anh Đ.P.D (29 tuổi, ngụ TP.HCM) làm việc tại một xưởng in, vài tháng gần đây anh cảm thấy cột sống bị đau thắt, trong một lần đang đứng thì bất ngờ ngã quỵ xuống đất.
16 phút trước - Mốc 2 tháng tuổi là thời điểm vàng bé cần được tiêm ngừa vaccine 6 trong 1 để phòng 6 bệnh nguy hiểm là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib. Để bé được bảo vệ sớm và tối ưu nhất, ba mẹ đừng trì hoãn hoặc...
25 phút trước - Thiếu vận động, không uống đủ nước, ăn nhiều đồ ngọt... là những thói quen hàng ngày của nhiều người đang ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe tổng thể.
52 phút trước - Thời gian qua, Bộ Y tế liên tiếp phát cảnh báo về tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Trong đó, không ít vụ việc bị khởi tố liên quan đến việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh.
52 phút trước - Nhật Bản đối mặt khủng hoảng dân số bởi số trẻ sơ sinh giảm, dân số già và tổng số cư dân giảm.