ttth247.com

Bệnh sởi có tái nhiễm không?

Tôi có hai con với bé đầu 10 tuổi, đã nhiễm sởi, liệu có tái nhiễm không? Bé thứ hai tiêm vaccine sởi lúc 9 tháng, có nên tiêm thêm không? (Lệ Hà, 44 tuổi, TP HCM)

Trả lời:

Hầu hết trẻ nhiễm sởi sẽ không tái nhiễm, tuy nhiên tỷ lệ này không phải 100%. Bé vẫn nhiễm sởi trong tương lai, nếu kháng thể suy giảm hoặc trước đó chưa được phát hiện đúng bệnh. Sởi dễ nhầm lẫn với rubella, sốt phát ban... Để có chẩn đoán đúng, bệnh nhân cần được bác sĩ khám và xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh.

Nếu gia đình chưa chắc chắn con đã nhiễm sởi, nên tiêm ngừa để giúp cháu được bảo vệ đầy đủ, đặc biệt trong bối cảnh trẻ tựu trường sau nghỉ hè, TP HCM công bố dịch bệnh, virus sởi có khả năng lây lan mạnh.

Trẻ nhiễm sởi dễ

Trẻ có thể tái nhiễm sởi nếu kháng thể suy giảm. Ảnh minh họa: Vecteezy

Về vaccine, Bộ Y tế quy định trẻ dưới hai tuổi cần chủng ngừa tối thiểu hai mũi. Bé chỉ tiêm một mũi sởi, hiện chưa đủ phác đồ. Ngoài ra, một mũi sởi có thể bảo vệ 80-85%, mũi tiếp theo lên đến 95-98%.

Hiện Việt Nam có các loại đơn, phối hợp sởi - rubella và phối hợp sởi - quai bị - rubella, tiêm từ 9 tháng hoặc 12 tháng tuổi. Vaccine giúp cơ thể trẻ được huấn luyện cách chống lại mầm bệnh an toàn. Sau này, khi trẻ bị virus sởi tấn công, cơ thể sẽ biết cách tiêu diệt, loại bỏ mầm bệnh hiệu quả hoặc giảm mức độ bệnh và nguy cơ nhập viện, tử vong.

Sởi là bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Biểu hiện đặc trưng gồm: sốt, viêm long đường hô hấp, phát ban, có thể biến chứng viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc... Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng. Trẻ em mắc sởi có thể gặp các biến chứng lâu dài như suy dinh dưỡng, viêm não xơ bán cấp gây rối loạn trong hành vi, vận động, tâm thần, tăng nguy cơ tử vong. Vaccine là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay.

BS.CKI Nguyễn Tiến Đạo
Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn vaccine tại đây để bác sĩ trả lời.

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
2 tuần trước - Trong tuần qua (từ ngày 23/8 đến ngày 30/8), toàn thành phố ghi nhận 265 ca mắc sốt xuất huyết, 34 ca mắc tay chân miệng và 2 ca ho gà.
3 tuần trước - Ngày 27-8, UBND TP.HCM đã công bố dịch sởi trên toàn TP. Thời gian xảy ra dịch là tháng 8-2024.
1 tháng trước - Trẻ miễn dịch yếu, có bệnh nền, chưa tiêm chủng, nguy cơ lây nhiễm cao khi tiếp xúc bệnh nhân sởi hoặc chạm vào sàn nhà, bề mặt chứa virus sởi.
1 tháng trước - Ngoáy tai nhiều lần, dùng tay hoặc tăm bông, dụng cụ lấy ráy không đảm bảo vệ sinh dễ gây viêm tai, tổn thương màng nhĩ.
5 ngày trước - Con trai ba tuổi của tôi mắc sởi, phát ban. Tôi và người nhà thường xuyên tiếp xúc gần với con để chăm sóc, có bị lây sởi không?
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
4 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.
4 giờ trước - Mùa thu tới, sự thay đổi nhiệt độ làm kích hoạt các đợt viêm da, khiến bé mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Và thật bất ngờ, chính 5 loại lá tưởng siêu bình thường này lại có tác dụng giúp dịu da bé nhanh chóng mà không phải ai cũng biết.
4 giờ trước - TP HCM- Chàng trai 29 tuổi đau lưng nhiều, tê yếu chân phải, có lúc đang đứng thì ngã sụp xuống đất do thoát vị đĩa đệm hai tầng rất nặng, gây hẹp ống sống.
4 giờ trước - Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu không nên tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có tính axit, chứa caffein và cay để tránh tình trạng nặng hơn.