ttth247.com

Tiếp xúc với ban sởi có lây bệnh không?

Con trai ba tuổi của tôi mắc sởi, phát ban. Tôi và người nhà thường xuyên tiếp xúc gần với con để chăm sóc, có bị lây sởi không?

Tôi có cần cách ly con với những người khác trong gia đình không? (Mỹ Huệ, 27 tuổi, TP HCM)

Trả lời:

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính tạo thành dịch bệnh, do virus sởi (Polinosa morbillarum) gây ra. Virus sống trong chất nhầy (dịch tiết) ở mũi và cổ họng người bệnh. Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, những giọt bắn chứa virus sẽ phát tán và lơ lửng trong không khí khoảng 1-2 giờ. Người khỏe mạnh hít phải hoặc chạm tay vào bề mặt nhiễm bệnh, sau đó đưa lên mũi, miệng hoặc dụi mắt đều có nguy cơ cao nhiễm sởi.

Virus sởi không lây trực tiếp qua sờ, chạm vào các ban đỏ ngoài da, nhưng virus trong dịch tiết tồn tại trên da, vật dụng và trong không khí thì có khả năng cao gây nhiễm bệnh. Trong thời gian bé mắc bệnh, chị nên cho bé nghỉ học, tạm thời ở phòng riêng và hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây nhiễm. Cho bé ăn uống đầy đủ, không kiêng khem để bù kịp thời các chất dinh dưỡng bị mất do quá trình nhiễm trùng.

Ban sởi trên tay một bệnh nhi. Ảnh minh họa: Anh Thư

Ban sởi trên tay một bệnh nhi. Ảnh minh họa: Anh Thư

Chị thường xuyên chăm sóc bé nên có nguy cơ bị lây bệnh cao nhất. Phụ nữ đang mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người suy giảm miễn dịch hoặc người chưa được tiêm ngừa đủ hai mũi vaccine phòng sởi có nguy cơ cao mắc bệnh và gặp biến chứng sởi. Do đó, chị nên tránh cho bé tiếp xúc gần với nhóm này nhằm hạn chế bệnh lây cho người khác, bùng phát thành dịch, khó kiểm soát.

Trường hợp chị và những thành viên khác trong gia đình có các triệu chứng sởi như sốt cao, chảy nước mắt, nước mũi, tiêu chảy, nổi ban đỏ theo thứ tự từ đầu lan xuống thân... cần tới bệnh viện khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Trường hợp cả nhà cùng nhiễm sởi thì không cần cách ly bé.

Chị cần theo dõi sát tình trạng của bé. Nếu bé có các dấu hiệu trở nặng như sốt cao liên tục 39-40 độ C, phát ban toàn thân mà vẫn sốt, khó thở, thở nhanh, mệt mỏi, không ăn uống gì, không chơi, lơ mơ... cần nhập viện để được điều trị.

Bác sĩ CKI Thạch Thị Hoàng Dung
Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da
Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh da liễu tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Trẻ miễn dịch yếu, có bệnh nền, chưa tiêm chủng, nguy cơ lây nhiễm cao khi tiếp xúc bệnh nhân sởi hoặc chạm vào sàn nhà, bề mặt chứa virus sởi.
1 tháng trước - Sởi lây dữ dội hơn Covid nhưng có thể phòng ngừa nhờ tiêm vaccine nhằm tạo miễn dịch cộng đồng, giữ vệ sinh cá nhân, hạn chế tiếp xúc đông người.
2 tuần trước - Về việc công bố dịch tại địa phương, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết công bố dịch phụ thuộc vào 2 tiêu chí: yếu tố về chuyên môn và khả năng đáp ứng của địa phương.
3 tuần trước - Tất cả trẻ 1-5 tuổi đang sống tại TP HCM được tiêm bổ sung một mũi vaccine phòng sởi - rubella, không phân biệt tiền sử tiêm chủng trước đó; trẻ từ 6-10 tuổi được tiêm bù nếu chưa tiêm đủ.
1 tháng trước - Trung bình một ca bệnh sởi lây cho 12-18 người trong khi mắc Covid-19 chỉ lây 2-5 người, may mắn sởi đã có vaccine từ lâu.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
4 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.
4 giờ trước - Mùa thu tới, sự thay đổi nhiệt độ làm kích hoạt các đợt viêm da, khiến bé mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Và thật bất ngờ, chính 5 loại lá tưởng siêu bình thường này lại có tác dụng giúp dịu da bé nhanh chóng mà không phải ai cũng biết.
5 giờ trước - TP HCM- Chàng trai 29 tuổi đau lưng nhiều, tê yếu chân phải, có lúc đang đứng thì ngã sụp xuống đất do thoát vị đĩa đệm hai tầng rất nặng, gây hẹp ống sống.
5 giờ trước - Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu không nên tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có tính axit, chứa caffein và cay để tránh tình trạng nặng hơn.