ttth247.com

Khi có dịch sởi, cần hạn chế tập trung đông người

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tiêm chủng

UBND TP.HCM ngày 27.8 ban hành quyết định về công bốdịch sởi, bệnh truyền nhiễm nhóm B. Theo Cục Y tế dự phòng, về tiêu chí chuyên môn, TP.HCM đủ điều kiện công bố dịch sởi theo quy định của luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm và theo căn cứ tại Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm. Việc công bố dịch là do địa phương tự quyết định và còn căn cứ vào khả năng đáp ứng của TP. Mặc dù ngay từ đầu TP.HCM đã chuẩn bị tốt các kịch bản có thể xảy ra và đã có kế hoạch tiêm chủng vắc xin sởi để chuẩn bị cho đợt dịch này, tuy nhiên TP cần tiếp tục huy động thêm nguồn lực và triển khai các biện pháp phòng chống dịch mạnh mẽ, quyết liệt hơn.

Khi có dịch sởi, cần hạn chế tập trung đông người- Ảnh 1.

Trẻ mắc sởi điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM

Ảnh: Du Yên

Theo quy định của luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, TP.HCM cần thực hiện các biện pháp phòng chống dịch sau khi công bố dịch như: thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp; thực hiện việc khai báo, báo cáo dịch; tổ chức cấp cứu, khám chữa bệnh, cách ly y tế và thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân.

Đối với các địa phương khác, Cục Y tế dự phòng khuyến nghị cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh; tăng cường giám sát, xét nghiệm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch tại cộng đồng và các cơ sở y tế; kịp thời xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát trong cộng đồng và thường xuyên đánh giá nguy cơ, phân tích tình hình để kịp thời triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch; tiếp tục đẩy mạnh công tác tiêm chủng vắc xin; tổ chức tiêm bù, tiêm vét và triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch sởi.

Chủ động phòng bệnh như thế nào ?

Đối với người dân, Cục Y tế dự phòng lưu ý cần thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh về để chủ động các biện pháp phòng bệnh, không để xảy ra tình trạng hoang mang, lo lắng; đồng thời chủ động đưa trẻ em đi tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của ngành y tế và thực hiện các biện pháp phòng bệnh như: hạn chế tụ tập đông người, thường xuyên rửa tay với xà phòng và sử dụng khẩu trang khi đến các địa điểm công cộng, các khu vực tập trung đông người.

Mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não… là các biến chứng nguy hiểm khi mắc sởi, có thế dẫn đến tàn phế, tử vong, đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, người mắc HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Mắc sởi khi mang thai cũng có thể gây ra sẩy thai, đẻ non.

Tiêm vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất để chủ động phòng bệnh sởi và các biến chứng của sởi.

Khi có ca mắc sởi, cần cách ly chăm sóc riêng bệnh nhân, hạn chế tiếp xúc đến 4 ngày sau khi phát ban.

Vi rút sởi có khả năng lây truyền cao qua đường hô hấp, nên khi có dịch, cần hạn chế tập trung đông người, tẩy trùng, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc; sử dụng biện pháp bảo vệ cá nhân như dùng khẩu trang, hóa chất sát trùng...

Không có trường hợp người lành mang vi rút sởi

Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh sởi do vi rút sởi gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Giai đoạn gây lây nhiễm xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban.

Bệnh sởi rất dễ lây, những người chưa được tiêm vắc xin sởi hay chưa từng bị mắc sởi trước đó thì khả năng mắc bệnh sởi là rất cao nếu có tiếp xúc với người bệnh.

Không có trường hợp người lành mang vi rút sởi. Khi nhiễm vi rút sởi thì sẽ bị mắc bệnh sởi.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra, bệnh có tốc độ lây lan nhanh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vắc xin ngừa sởi.
1 tháng trước - Nhiều phụ huynh nghĩ rằng sởi có thể chữa khỏi bằng cách tắm các loại lá, vaccine chỉ tiêm cho trẻ em khiến tăng nguy cơ mắc bệnh, trở nặng.
3 tuần trước - Trên cả nước, từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc bệnh sởi tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ năm 2023.
2 tuần trước - Đó là kiến nghị TS.BS Nguyễn Vũ Thượng, phó viện trưởng Viện Pasteur, tại cuộc họp về dịch sởi tại TP.HCM trước tình hình số ca sởi tiếp tục tăng từng ngày.
3 tuần trước - Bệnh viện Nhi đồng 1 gần đây tiếp nhận 368 ca sởi, gặp khó khăn khi không có thuốc cấp cứu trẻ bệnh nặng, phải dùng loại khác thay thế với hiệu quả thấp hơn.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
4 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.
4 giờ trước - Mùa thu tới, sự thay đổi nhiệt độ làm kích hoạt các đợt viêm da, khiến bé mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Và thật bất ngờ, chính 5 loại lá tưởng siêu bình thường này lại có tác dụng giúp dịu da bé nhanh chóng mà không phải ai cũng biết.
5 giờ trước - TP HCM- Chàng trai 29 tuổi đau lưng nhiều, tê yếu chân phải, có lúc đang đứng thì ngã sụp xuống đất do thoát vị đĩa đệm hai tầng rất nặng, gây hẹp ống sống.
5 giờ trước - Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu không nên tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có tính axit, chứa caffein và cay để tránh tình trạng nặng hơn.