ttth247.com

Làm thế nào phòng bệnh hô hấp cho trẻ mùa tựu trường?

Con tôi sắp bước vào năm học mới. Hàng năm dịp này, bé thường mắc các bệnh hô hấp vì thời tiết miền Bắc chuyển mùa.

Làm cách nào giúp trẻ phòng bệnh? (Hồ Hoàng, 38 tuổi, Hà Nội)

Trả lời:

Giao mùa hè - thu do nhiệt độ, độ ẩm thay đổi thất thường khiến hệ miễn dịch của trẻ suy yếu, dễ mắc các bệnh hô hấp. Khi quay trở lại trường học, chế độ sinh hoạt của trẻ có nhiều thay đổi, dậy sớm hơn, ăn uống không điều độ, ít có thời gian nghỉ ngơi và giải trí. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, làm giảm khả năng phòng bệnh.

Để giảm nguy cơ, bé cần duy trì vệ sinh cá nhân tốt, đảm bảo chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Bạn nên dạy trẻ rửa tay thường xuyên với xà phòng, nước sạch, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Con không nên chạm tay bẩn vào mắt, mũi, miệng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Nếu người trong gia đình, bạn bè bị cảm cúm hoặc bệnh hô hấp khác với biểu hiện ho, sổ mũi, sốt, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ hạn chế tiếp xúc gần. Trẻ dễ mắc bệnh cần giữ khoảng cách hơn với bạn bè như đeo khẩu trang, che miệng khi ho hoặc hắt hơi.

Phụ huynh cần chủ động cho trẻ tiêm phòng đầy đủ vaccine cần thiết như cúm để cơ thể có miễn dịch, phòng bệnh tốt. Chế độ ăn uống cân bằng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh nhóm chất đạm, tinh bột, trẻ cần bổ sung nhóm thực phẩm như trái cây, rau xanh, các loại hạt...

Ngủ đủ giấc giúp cơ thể có thời gian hồi phục, tăng cường sức đề kháng. Không gian ngủ của trẻ cần đảm bảo thoải mái, được thông gió thường xuyên, duy trì độ ẩm phù hợp. Hạn chế sử dụng điều hòa quá mức hoặc không mở cửa sổ thường xuyên.

Trong thời tiết se lạnh, trẻ cần giữ ấm, nhất là vào buổi sáng sớm và buổi tối, sử dụng áo ấm, mũ và khăn quàng khi cần thiết. Khi giao mùa, bạn có thể cho trẻ mặc nhiều lớp để phù hợp với thời tiết thay đổi, hoạt động tại trường. Dù bận rộn với việc học nhưng cha mẹ nên khuyến khích bé hoạt động ngoài trời, duy trì rèn luyện thể chất để tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh hô hấp.

ThS.BS Hoàng Minh Tiến
Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh hô hấp tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
2 tuần trước - Phụ huynh chuẩn bị đồ dùng cần thiết, mang theo thuốc dự phòng, giữ gìn vệ sinh cá nhân, chú ý dinh dưỡng để trẻ có chuyến du lịch an toàn.
1 tháng trước - Sởi lây dữ dội hơn Covid nhưng có thể phòng ngừa nhờ tiêm vaccine nhằm tạo miễn dịch cộng đồng, giữ vệ sinh cá nhân, hạn chế tiếp xúc đông người.
3 tuần trước - Hiện đang trong dịch sởi, mùa bệnh sốt xuất huyết nhưng Bệnh viện Nhi đồng 1 lại đang thiếu những loại thuốc cấp cứu cho trẻ, trong đó có trẻ mắc bệnh sởi, sốt xuất huyết nặng như thuốc Dopamine…
3 tuần trước - Hiện đang trong dịch sởi, mùa bệnh sốt xuất huyết nhưng Bệnh viện Nhi đồng 1 lại đang thiếu những loại thuốc cấp cứu cho trẻ, trong đó có trẻ mắc bệnh sởi, sốt xuất huyết nặng như thuốc Dopamine…
1 ngày trước - Bỗng nhiên thấy tối sầm mắt, khó diễn đạt bằng lời, đau đầu, chảy máu cam thường xuyên... có thể là những dấu hiệu báo động liên quan đến mạch máu não.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
4 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.
4 giờ trước - Mùa thu tới, sự thay đổi nhiệt độ làm kích hoạt các đợt viêm da, khiến bé mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Và thật bất ngờ, chính 5 loại lá tưởng siêu bình thường này lại có tác dụng giúp dịu da bé nhanh chóng mà không phải ai cũng biết.
4 giờ trước - TP HCM- Chàng trai 29 tuổi đau lưng nhiều, tê yếu chân phải, có lúc đang đứng thì ngã sụp xuống đất do thoát vị đĩa đệm hai tầng rất nặng, gây hẹp ống sống.
4 giờ trước - Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu không nên tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có tính axit, chứa caffein và cay để tránh tình trạng nặng hơn.