ttth247.com

TP.HCM: Chống dịch sởi, bệnh viện than thiếu thuốc cấp cứu những ca nặng

Hiện đang trong dịch sởi, mùa bệnh sốt xuất huyết nhưng Bệnh viện Nhi đồng 1 lại đang thiếu những loại thuốc cấp cứu cho trẻ, trong đó có trẻ mắc bệnh sởi, sốt xuất huyết nặng như thuốc Dopamine…

Sáng 29-8, đoàn Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra công tác phòng, chống dịch sởi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM).

Báo cáo với Bộ Y tế, TS.BS Ngô Ngọc Quang Minh - phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 - cho biết từ tháng 6-2024, số ca nội trú do sởi nhập viện tăng rất cao, cao nhất là từ đầu tháng 8-2024.

Bệnh viện ghi nhận 368 trường hợp nhập viện, trong đó có hơn 11% là ca nặng phải nằm phòng hồi sức. 

Đáng nói trẻ có địa chỉ tại TP.HCM chiếm 34%, còn lại hơn 65% từ các tỉnh khác chuyển đến.

Theo bác sĩ Minh, từ đầu mùa dịch sởi từ tháng 6-2024 có đến 42 bệnh nặng, bệnh nhân ở tỉnh chiếm 73%. 

Đáng lo tỉ lệ chích ngừa đủ 2 mũi ở những bệnh nhi bị nặng là 0%, chưa chích ngừa đủ là 85%.

Trong 42 bệnh nhân nặng là có 28% thở máy, có bệnh nền là 60% bệnh viện.

Rất nhiều ca bệnh viện dồn hết nguồn lực cứu sống bệnh nhi.

Bác sĩ Minh cho biết thêm với hoạt động thu dung, điều trị, bệnh viện đã lập kế hoạch ngay từ đầu năm như: lên phương án chi tiết cho tất cả các tình huống, chuẩn bị dự trù nhân sự, thuốc, vật tư…

Đồng thời phân luồng các bệnh nhi có triệu chứng sốt, ho sẽ được đưa vào khu vực khám sàng lọc sởi, nếu suy hô hấp lập tức được đưa vào phòng cách ly ở khoa cấp cứu, khu điều trị nhiễm riêng biệt…

"Bây giờ IVIG (immunoglobulin therapy) còn nhưng không biết trong thời gian tới khi dịch bệnh lan rộng hơn hoặc có những bệnh dịch khác như tay chân miệng thì nguồn cung có thể tiếp tục ổn định hay không.

Đặc biệt là các thuốc cấp cứu, lúc nào các bệnh dịch cũng rất cần. Hiện giờ tại bệnh viện đang khó khăn, không có một số thuốc cấp cứu trong điều trị sốt xuất huyết, kể cả sởi, tay chân miệng như thuốc Dopamine.

Chúng tôi phải tìm một thuốc thay thế, dĩ nhiên không thể nào hiệu quả 100% như Dopamine được. Bộ Y tế cần hỗ trợ không chỉ cho Bệnh viện Nhi đồng 1, mà cho tất cả các bệnh viện trong cả nước để có nguồn thuốc chống dịch, thuốc cấp cứu ổn định", bác sĩ Minh nói.

Do vậy, ông Minh đề xuất Bộ Y tế hỗ trợ đảm bảo nguồn cung ổn định vật tư, thuốc chống dịch (IVIG), thuốc cấp cứu (Dopamine)…

Đồng thời tiếp tục tăng cường năng lực tuyến trước, hạn chế chuyển tuyến. Cập nhật các phác đồ sởi (Bộ Y tế) từ năm 2014 cụ thể hơn một số nội dung nhằm đáp ứng thực tế lâm sàng.

PGS.TS Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết tỉ lệ trẻ có kháng thể phòng bệnh sởi từ tháng 9-2022 đến tháng 4-2024 luôn thấp dưới 95%. Mẫu khảo sát mới nhất của Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) chỉ có 71% trẻ kháng thể phòng sởi.

Cuối năm 2023 tỉ lệ kháng thể từ 44% đến 59%, cộng với hậu quả do COVID-19 nên ngành y tế rất lo và đã chủ động nhiều giải pháp để phòng chống dịch sởi, trong đó có tiêm vắc xin cho trẻ.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết khi nhận thông tin TP.HCM công bố dịch thì Bộ Y tế lập đoàn vào TP để kiểm tra công tác phòng, chống dịch sởi.

Chiều nay, Bộ Y tế sẽ tiếp tục có buổi làm việc với UBND TP.HCM về công tác phòng chống dịch sởi.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Số ca mắc bệnh sởi tại TP.HCM đang tăng liên tục từ tháng 5-2024 đến nay. TP.HCM đã có 16 quận, huyện có ca mắc sởi và 3 trẻ tử vong.
1 ngày trước - Sau khi nghe mẹ nói về chương trình tiêm phòng sởi miễn phí tại Long Châu, chị Thúy đã đưa hai cháu, bé lớn 7 tuổi và bé nhỏ 3 tuổi đến tiêm chủng ngay trong chiều hôm đó.
1 tháng trước - Trẻ miễn dịch yếu, có bệnh nền, chưa tiêm chủng, nguy cơ lây nhiễm cao khi tiếp xúc bệnh nhân sởi hoặc chạm vào sàn nhà, bề mặt chứa virus sởi.
1 tháng trước - TP HCM- Bác sĩ Kha ngồi ở buồng điều khiển, cách bệnh nhân nam hơn 10 m, chỉ huy cùng lúc bốn cánh tay robot mổ cắt khối u ung thư tiền liệt tuyến.
1 tháng trước - Rau lang cung cấp dinh dưỡng tới cơ thể nhiều hơn khi ăn củ khoai lang. Vitamin khi ăn rau lang cao gấp 3 lần khi ăn khoai lang, vitamin C cao hơn 5 lần, riboflavin cao hơn gấp 10 lần... Vậy ăn sao cho bổ dưỡng, chữa bệnh?
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
4 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.
4 giờ trước - Mùa thu tới, sự thay đổi nhiệt độ làm kích hoạt các đợt viêm da, khiến bé mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Và thật bất ngờ, chính 5 loại lá tưởng siêu bình thường này lại có tác dụng giúp dịu da bé nhanh chóng mà không phải ai cũng biết.
4 giờ trước - TP HCM- Chàng trai 29 tuổi đau lưng nhiều, tê yếu chân phải, có lúc đang đứng thì ngã sụp xuống đất do thoát vị đĩa đệm hai tầng rất nặng, gây hẹp ống sống.
4 giờ trước - Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu không nên tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có tính axit, chứa caffein và cay để tránh tình trạng nặng hơn.