ttth247.com

Chống dịch sởi ở TP.HCM, bệnh viện dồn hết nguồn lực cứu sống bệnh nhi

Hiện đang trong dịch sởi, mùa bệnh sốt xuất huyết nhưng Bệnh viện Nhi đồng 1 lại đang thiếu những loại thuốc cấp cứu cho trẻ, trong đó có trẻ mắc bệnh sởi, sốt xuất huyết nặng như thuốc Dopamine…

Sáng 29-8, đoàn Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra công tác phòng, chống dịch sởi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM).

Báo cáo với Bộ Y tế, TS.BS Ngô Ngọc Quang Minh - phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 - cho biết từ tháng 6-2024, số ca nội trú do sởi nhập viện tăng rất cao, cao nhất là từ đầu tháng 8-2024.

Bệnh viện ghi nhận 368 trường hợp nhập viện, trong đó có hơn 11% là ca nặng phải nằm phòng hồi sức. 

Đáng nói trẻ có địa chỉ tại TP.HCM chiếm 34%, còn lại hơn 65% từ các tỉnh khác chuyển đến.

Theo bác sĩ Minh, từ đầu mùa dịch sởi từ tháng 6-2024 có đến 42 bệnh nặng, bệnh nhân ở tỉnh chiếm 73%. 

Đáng lo tỉ lệ chích ngừa đủ 2 mũi ở những bệnh nhi bị nặng là 0%, chưa chích ngừa đủ là 85%.

Trong 42 bệnh nhân nặng là có 28% thở máy, có bệnh nền là 60% bệnh viện.

Rất nhiều ca bệnh viện dồn hết nguồn lực cứu sống bệnh nhi.

Bác sĩ Minh cho biết thêm với hoạt động thu dung, điều trị, bệnh viện đã lập kế hoạch ngay từ đầu năm như: lên phương án chi tiết cho tất cả các tình huống, chuẩn bị dự trù nhân sự, thuốc, vật tư…

Đồng thời phân luồng các bệnh nhi có triệu chứng sốt, ho sẽ được đưa vào khu vực khám sàng lọc sởi, nếu suy hô hấp lập tức được đưa vào phòng cách ly ở khoa cấp cứu, khu điều trị nhiễm riêng biệt…

"Bây giờ IVIG (immunoglobulin therapy) còn nhưng không biết trong thời gian tới khi dịch bệnh lan rộng hơn hoặc có những bệnh dịch khác như tay chân miệng thì nguồn cung có thể tiếp tục ổn định hay không.

Đặc biệt là các thuốc cấp cứu, lúc nào các bệnh dịch cũng rất cần. Hiện giờ tại bệnh viện đang khó khăn, không có một số thuốc cấp cứu trong điều trị sốt xuất huyết, kể cả sởi, tay chân miệng như thuốc Dopamine.

Chúng tôi phải tìm một thuốc thay thế, dĩ nhiên không thể nào hiệu quả 100% như Dopamine được. Bộ Y tế cần hỗ trợ không chỉ cho Bệnh viện Nhi đồng 1, mà cho tất cả các bệnh viện trong cả nước để có nguồn thuốc chống dịch, thuốc cấp cứu ổn định", bác sĩ Minh nói.

Do vậy, ông Minh đề xuất Bộ Y tế hỗ trợ đảm bảo nguồn cung ổn định vật tư, thuốc chống dịch (IVIG), thuốc cấp cứu (Dopamine)…

Đồng thời tiếp tục tăng cường năng lực tuyến trước, hạn chế chuyển tuyến. Cập nhật các phác đồ sởi (Bộ Y tế) từ năm 2014 cụ thể hơn một số nội dung nhằm đáp ứng thực tế lâm sàng.

PGS.TS Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết tỉ lệ trẻ có kháng thể phòng bệnh sởi từ tháng 9-2022 đến tháng 4-2024 luôn thấp dưới 95%. Mẫu khảo sát mới nhất của Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) chỉ có 71% trẻ kháng thể phòng sởi.

Cuối năm 2023 tỉ lệ kháng thể từ 44% đến 59%, cộng với hậu quả do COVID-19 nên ngành y tế rất lo và đã chủ động nhiều giải pháp để phòng chống dịch sởi, trong đó có tiêm vắc xin cho trẻ.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết khi nhận thông tin TP.HCM công bố dịch thì Bộ Y tế lập đoàn vào TP để kiểm tra công tác phòng, chống dịch sởi.

Chiều nay, Bộ Y tế sẽ tiếp tục có buổi làm việc với UBND TP.HCM về công tác phòng chống dịch sởi.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Hiện đang trong dịch sởi, mùa bệnh sốt xuất huyết nhưng Bệnh viện Nhi đồng 1 lại đang thiếu những loại thuốc cấp cứu cho trẻ, trong đó có trẻ mắc bệnh sởi, sốt xuất huyết nặng như thuốc Dopamine…
3 tuần trước - Hiện hầu hết các ca sởi đều tập trung ở các quận, huyện vùng ven, TP.HCM đang tập trung dồn toàn bộ nguồn lực để tiêm vắc xin sởi phòng dịch.
1 tháng trước - TP.HCM ghi nhận ba trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi và cả ba bệnh nhân đều mắc những bệnh lý mạn tính dẫn đến biến chứng nặng. 
1 tháng trước - Sởi ở TP.HCM đã tăng cao, mức độ lây lan dữ dội, cần phòng ngừa bằng cách bao phủ vaccine.
1 tháng trước - Số ca mắc bệnh sởi tại TP.HCM đang tăng liên tục từ tháng 5-2024 đến nay. TP.HCM đã có 16 quận, huyện có ca mắc sởi và 3 trẻ tử vong.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.