ttth247.com

Bệnh viện Nhi đồng 2 hội chẩn cùng bác sĩ Úc cấp cứu bé gái bị sốc tim

Bé gái người Úc sang Việt Nam du lịch và xuất hiện tình trạng nôn ói nhiều, đau bụng, mệt lả, nhập viện trong tình trạng sốc sâu.

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh viện này vừa tiếp nhận bé gái C.L.G., 15 tuổi, quốc tịch Úc bị sốc tim.

Trước đó bé gái này đã được ghép tim tại Úc vì bệnh cơ tim giãn nở từ 1,5 năm trước và đang dùng thuốc chống thải ghép.

Đợt này bé sang Việt Nam du lịch và xuất hiện nôn ói nhiều, đau bụng, mệt lả, nhập viện trong tình trạng sốc sâu (mạch quay khó bắt, huyết áp không đo được), toan chuyển hóa nặng và tổn thương nhiều cơ quan, suy thận cấp hoàn toàn không có nước tiểu.

Bác sĩ Phạm Thái Sơn - trưởng khoa hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Nhi đồng 2 - cho biết bệnh nhi có tình trạng sốc tim, viêm cơ tim cấp, theo dõi thải ghép cấp, tổn thương đa cơ quan.

Bệnh nhi được xử trí cấp cứu với thở máy, an thần, truyền dịch, vận mạch và kháng sinh. Sau khi thống nhất hội chẩn cùng các chuyên gia tim mạch - hồi sức, bệnh nhi được chuyển khoa hồi sức tích cực và sử dụng kỹ thuật ECMO (oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể) để hỗ trợ chức năng tim đang quá suy yếu, đồng thời phối hợp lọc máu liên tục, thay huyết tương ngay trong đêm để hỗ trợ các cơ quan như gan - thận đang bị suy nặng do thiếu tưới máu.

Ê kíp điều trị của Bệnh viện Nhi đồng 2 đã liên tục hội chẩn chuyên môn với nhóm chuyên gia từ Bệnh viện Nhi Hoàng gia Melbourne - Úc (The Royal Children's Hospital Melbourne - nơi bệnh nhân được theo dõi và ghép tim) và chỉ định phối hợp miễn dịch điều trị thải ghépcấp.

Nhận định đây là trường hợp khó, việc phân biệt giữa tình trạng viêm cơ tim tối cấp và thải ghép tim cấp cần thêm nhiều xét nghiệm chuyên sâu, bệnh nhân cần chuyển đến trung tâm chuyên ghép tim để theo dõi.

Sau 3 ngày điều trị tích cực, tình hình bệnh nhi đã ổn định chức năng các cơ quan đủ điều kiện để chuyển viện bằng chuyên cơ y tế.

Ê kíp ECMO Bệnh viện Nhi đồng 2 đã một lần nữa thiết lập hệ thống ECMO di động ngay trong đêm, nhằm hỗ trợ đội vận chuyển từ Singapore (EMA Global).

21 giờ ngày 7-9, ê kíp ECMO Nhi đồng 2 đã thiết lập thành công hệ thống ECMO di động. Bệnh nhi rời bệnh viện vào lúc 3h30 ngày 8-9 và chuyển viện thành công đến Bệnh Viện Nhi Hoàng gia Melbourne lúc 16h30 ngày 8-9.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Nữ bệnh nhi C.L.G (15 tuổi, quốc tịch Úc) từng ghép tim, trong lúc sang Việt Nam du lịch thì xuất hiện tình trạng nôn ói nhiều, đau bụng, mệt lã nhập viện trong tình trạng sốc sâu.
1 tuần trước - TP HCM- Thiếu nữ 15 tuổi người Australia từng ghép tim 1,5 năm trước, đang dùng thuốc chống thải ghép, nay sang Việt Nam du lịch bất ngờ sốc tim, nguy kịch.
1 tháng trước - 6 tháng đầu năm 2024, Bệnh viện Nhi đồng 2 đã tiếp nhận nhiều trẻ bị xoắn ruột nhưng nhập viện trễ, ruột bị hoại tử đe dọa tính mạng.
1 tuần trước - Vừa qua các y bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM đã phẫu thuật thành công trường hợp u quái khổng lồ ở dạ dày trẻ sơ sinh.
2 tuần trước - TP HCM- Bé sơ sinh được chuyển từ viện sản sang Bệnh viện Nhi đồng 2 khi 4 ngày tuổi, suy hô hấp phải thở máy, bác sĩ mổ cắt đoạn ruột hoại tử sắp thủng.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.