ttth247.com

'Biển nước' về đồng bằng, huy động lực lượng ứng trực tại các tuyến đê xung yếu

Không chỉ Hà Nội, các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng như Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình... cũng bị nước con sông này dâng cao, nhiều diện tích hoa màu, nhà kho, nhà xưởng, nhà dân bị nhấn chìm trong biển nước.

Chủ động tránh ngập nặng ở khu dân cư

Chiều 11-9, trời vẫn tiếp tục đổ mưa, mọi con đường ra vào khu dân cư ngoài đê ở phố Chương Dương Độ (phường Chương Dương) và các khu dân cư ở phường Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm) đã chìm trong nước lũ, có nhà chỉ còn thấy mái tôn.

Người dân phải dùng thuyền đi vào những khu vực bị ngập sâu đưa tài sản đến nơi an toàn.

"Tôi không ngờ nước lũ sông Hồng lại lên cao và nhanh như vậy. Rất may chính quyền địa phương đến hỗ trợ nên tôi đã đưa hết tài sản ở gara ô tô đến nơi an toàn", ông Phúc (quận Hoàn Kiếm) nói.

Suốt hai ngày qua, Hà Nội đã huy động lực lượng công an, quân đội dùng canô, xuồng máy, thuyền đưa người dân, tài sản khu vực ngoài đê sông Hồng đến nơi an toàn.

Trong khi đó nhiều doanh nghiệp có nhà kho và khu dân cư ở ngoài đê sông Hồng thuộc các huyện Đông Anh, Thường Tín, Phú Xuyên cũng nhanh chóng di chuyển người và tài sản tránh lũ.

Không chỉ ảnh hưởng lũ mà mưa lớn trong những ngày qua đã khiến nhiều tuyến đường, khu dân cư ở quận Hà Đông, huyện Hoài Đức bị ngập sâu.

Nhiều tuyến đường bên trong khu đô thị Geleximco (huyện Hoài Đức) gần như bị chia cắt. Nhiều đoạn đường gom trên đại lộ Thăng Long, hướng từ nội thành về Khu công nghệ cao Hòa Lạc cũng xuất hiện nhiều điểm ngập úng.

Tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội), nước sông Cầu, sông Cà Lồ lên nhanh và cũng đã vượt mức báo động khiến nhiều khu dân cư ven sông, ngoài bờ bãi bị ngập lụt.

Theo UBND huyện Sóc Sơn, thống kê sơ bộ có hơn 3.300 hộ dân với trên 15.600 nhân khẩu đang chịu ảnh hưởng do ngập lụt sông Cầu, sông Cà Lồ. Một trong những huyện có sông Hồng và sông Tích chảy qua, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) đã cùng các xã chuẩn bị mọi tình huống ứng phó khi nước sông dâng cao.

Trước mắt, huyện Phúc Thọ đã di dời người, tài sản một số khu vực tại các xã Tích Giang, Vân Hà, Sen Phương đến khu vực trong đê. Đồng thời xây dựng các phương án sơ tán dân, chủ động khi cần thiết.

Yêu cầu đảm bảo cho các công trình công cộng

Cùng ngày, nước lũ sông Đáy đã làm ngập lụt nhiều khu dân cư ở một số huyện và TP Phủ Lý. Mực nước sông lên cao kết hợp với mưa lớn gây ngập lụt diện rộng vùng bãi ven sông huyện Gia Viễn, một số vùng trũng thấp khu vực dân cư các xã thuộc huyện Nho Quan và TP Ninh Bình, TP Hoa Lư.

Sau khi lũ trên sông Đáy bắt đầu dâng cao, tỉnh Hà Nam đã huy động tổng lực lực lượng vũ trang, phòng chống thiên tai ứng trực tại các tuyến đê xung yếu.

Ngay trong đêm, bà Lê Thị Thủy, bí thư Tỉnh ủy Hà Nam, đã đi kiểm tra công tác phòng chống ngập úng và bảo vệ đê điều, đề nghị lãnh đạo huyện Thanh Liêm, Lý Nhân, TP Phủ Lý và các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, ứng trực thường xuyên, bảo đảm an toàn cho người dân và chủ động di chuyển đến nơi an toàn.

Để đảm bảo an toàn, cầu Phù Vân cũ bắc qua sông Đáy cũng như nhiều tuyến đê trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã cấm người qua lại.

Tại Hải Dương, kênh thủy lợi Bắc Hưng Hải (kênh thủy nông phục vụ tưới tiêu cho Đồng bằng Bắc Bộ) đã xuất hiện nhiều điểm tràn do nước dâng cao.

Tỉnh Hải Dương đã phải huy động lực lượng đến đắp đất, bao tải cát nâng cao bờ kênh thủy lợi Bắc Hưng Hải, đồng thời phân công, bố trí lực lượng kiểm tra, túc trực 24/24 tại những điểm có nguy cơ tràn nước cục bộ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Đến trưa 10-9, bão số 3 và mưa lớn hoàn lưu sau bão gây ra lũ lụt, sạt lở đất làm 82 người chết, 64 người mất tích, gần 50.000 nhà bị hư hỏng, thiệt hại.
1 tuần trước - Đến trưa 10-9, bão số 3 và mưa lớn hoàn lưu sau bão gây ra lũ lụt, sạt lở đất làm 82 người chết, 64 người mất tích, gần 50.000 nhà bị hư hỏng, thiệt hại.
3 tuần trước - Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) chính thức khánh thành ngày 29.8, thần tốc về đích sau hơn 6 tháng thi công. Dự án góp phần quan trọng khắc phục tình trạng thiếu điện cục bộ tại miền Bắc.
1 tuần trước - Nước sông Hồng dâng nhanh, tràn vào khu dân cư ven sông ở quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm; chính quyền hạn chế xe tải qua cầu Chương Dương, dừng tàu chạy qua cầu Long Biên.
1 tuần trước - Trước nguy cơ lũ, Hà Nội tập trung di dời người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm. Các giải pháp "chạy lũ" vẫn đang được chính quyền và người dân thủ đô khẩn trương thực hiện.
Xem tin bài khác
3 phút trước - Hôm nay (20/9), mưa lớn còn tiếp tục ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Thanh Hoá, trọng tâm là khu vực phía nam Nghệ An đến Quảng Bình. Lũ đã xuất hiện trên sông Gianh, gây ngập lụt các khu vực trũng thấp ven sông.
3 phút trước - Con Vát tiến lên bãi sình lầy giữa dòng suối ở thôn Làng Nủ, dù đi nhanh nhưng nó cũng thối lui rất lẹ, phản xạ bằng trực giác. Nó có sự từng trải nhất trong số 8 chú chó nghiệp vụ đang tham gia tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ lũ...
3 phút trước - Ngày 19/9, Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Hoà Bình có văn bản báo cáo UBND tỉnh về sự cố công trình xây dựng trong quá trình khai thác sử dụng tại cầu Ngòi Móng.
48 phút trước - Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mang những thông điệp lớn, quan trọng tới Hội nghị Thượng đỉnh tương lai, Đại hội đồng LHQ khóa 79.
48 phút trước - Ngày 19.9, tiếp tục Hội nghị T.Ư 10 khóa XIII, T.Ư Đảng làm việc tại hội trường thảo luận về các nội dung đã thảo luận tổ.