ttth247.com

Bình Định ghi nhận 1 người đàn ông tử vong do nhiễm cúm A/H1

(NLĐO) – Ông T.V.T ở Bình Định đã tử vong do nhiễm cúm A/H1pdm, biến chứng sốc nhiễm trùng/hội chứng Cushing do thuốc.

Tối 22-10, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bình Định cho biết vừa có báo cáo gửi Sở Y tế và Viện Pasteur Nha Trang về trường hợp ông T.V.T. (51 tuổi; ngụ thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định) tử vong do nhiễm cúm A/H1.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, nơi bệnh nhân T.V.T. được chuyển đến điều trị trước khi tử vong

Trước đó, khuya 13-10, ông T.V.T. được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh với chẩn đoán loét dạ dày/rối loạn tiền đình, viêm phế quản.

Ngày 16-10, bệnh nhân mệt, ho nhiều, khò khè sốt 39 độ, nhức mỏi toàn thân. Lúc 18 giờ cùng ngày, bệnh nhân tiên lượng nặng nên chuyển lên tuyến trên với chẩn đoán: viêm phổi biến chứng suy hô hấp, tràn dịch màng phổi, hội chứng Cushing, trào ngược dạ dày thực quản, theo dõi sốt xuất huyết Dengue.

Khoảng 5 giờ 40 phút ngày 17-10, bệnh nhân được chuyển vào Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định với chẩn đoán: viêm phổi do vi rút. Đến 18 giờ 15 phút cùng ngày, bệnh nhân hôn mê sâu, thở theo máy hoàn toàn. Da nổi vân tím, phổi ít ran ẩm nổ hai bên. Nhịp tim xu hướng chậm dần, huyết áp không đo được nên người nhà xin đưa bệnh nhân về nhà, sau đó bệnh nhân tử vong.

Nghi ngờ bệnh nhân mắc cúm A nên trong ngày 17-10, CDC tỉnh Bình Định đã lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Pasteur Nha Trang làm xét nghiệm xác định. Kết quả, bệnh nhân dương tính với cúm A/H1pdm. Kết luận ông T.V.T tử vong do nhiễm cúm A/H1pdm, biến chứng sốc nhiễm trùng/hội chứng Cushing do thuốc.

Điều tra dịch tễ cho thấy trong vòng 14 ngày trước khi bị bệnh, bệnh nhân sống tại địa phương, không đi đâu xa; không tiếp xúc với người có biểu hiện bệnh cúm; không sử dụng sản phẩm từ gia cầm ốm, chết, không rõ nguồn gốc. Điều tra xung quanh khu vực bệnh nhân sinh sống, không phát hiện trường hợp mắc bệnh tương tự. Tại nhà bệnh nhân và xung quanh các hộ gia đình không có nuôi heo, gà, không có cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.

CDC tỉnh Bình Định đã phối hợp với TTYT huyện Vĩnh Thạnh điều tra ca bệnh tại cộng đồng và lập danh sách những người tiếp xúc gần với bệnh nhân, theo dõi sức khỏe những người tiếp xúc gần để phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ. Đồng thời, tiến hành xử lý môi trường, tại nhà bệnh nhân, các hộ gia đình xung quanh nhà bệnh nhân, cơ sở y tế nơi bệnh nhân khám, điều trị…

Source: 24h.com.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - TP HCM- Từng muốn cắt hai chân để thoát khỏi cơn đau bệnh gout, ông Dương Mạnh Hùng tự nhủ "không thể hèn" và kiên trì tập trong hai năm để đi bình thường.
1 tuần trước - Trong quá trình chơi pickleball, người đàn ông 39 tuổi ở Thanh Hóa bất ngờ đổ gục, nghi do đột quỵ sau đó tử vong.
1 tháng trước - TP HCM- Sau 8 năm cắt một bên tinh hoàn để chữa ung thư, anh Tuyến, 49 tuổi, được phẫu thuật tìm tinh trùng để có con dù hy vọng gần như bằng không.
1 tuần trước - Hà Nội- Anh Phong, 30 tuổi, nặng 109 kg, cao 1,77 m, hay khát nước, tiểu nhiều, bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường, gan nhiễm mỡ nặng do béo phì.
1 tuần trước - TP HCM- Ông Cường, 65 tuổi, sốt, nước tiểu có mùi hôi, bác sĩ phát hiện hai lỗ rò dịch tiêu hóa ở vết mổ cũ gây nhiễm trùng, một lỗ rò mới từ bàng quang qua đại tràng.
Xem tin bài khác
19 phút trước - Bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng băn khoăn bị ung thư buồng trứng nên phẫu thuật bằng phương pháp nào, ung thư giai đoạn muộn có chữa khỏi không.
34 phút trước - Cúm A/H1pdm là bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh có thể lây qua đường hô hấp. Đây là chủng cúm mùa thông thường, tuy nhiên không nên chủ quan với các triệu chứng bệnh hoặc tự ý sử dụng thuốc uống.
34 phút trước - Vừa qua, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (Bệnh viện AIH) ký Thỏa thuận hợp tác y khoa với Bệnh viện Raffles Singapore nhằm nâng cao chất lượng và phạm vi chăm sóc, điều trị bệnh nhân tại Việt Nam. Hợp tác mở ra cơ hội cho bệnh nhân điều trị tiêu...
1 giờ trước - Sau khi dùng thuốc trị ung thư, khối u của 55% bệnh nhân đã giảm và quá trình điều trị cũng ổn định.
1 giờ trước - Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tại TP.HCM tính đến tuần 42 tiếp tục tăng về số trường hợp mắc bệnh.