ttth247.com

Người nhiễm cúm A/H1pdm cần thận trọng khi sử dụng thuốc

Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Minh Tiến (Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, TP.HCM) cho biết, cúm A/H1pdm (cúm A/H1N1) được phát hiện lần đầu trong đại dịch cúm năm 2009 hay còn gọi là cúm A/H1pdm 2009 (pandemic), đây là chủng cúm mùa thông thường.

Bệnh cúm mùa do chủng cúm A/H1N1 là bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh có thể lây qua đường hô hấp, tức dịch tiết, giọt bắn khi bệnh nhân ho, hắt hơi văng bắn ra ngoài môi trường; hoặc lây theo đường tiếp xúc, khi vô tình chạm tay vào các bề mặt chứa virus, sau đó chạm vào mắt, mũi, miệng. Việc dùng chung đồ dùng, ly uống nước, hoặc bàn chải đánh răng với người bệnh cũng có thể nhiễm virus.

Người nhiễm cúm A/H1pdm cần thận trọng khi sử dụng thuốc- Ảnh 1.

Đeo khẩu trang tại nơi công cộng giúp phòng ngừa lây nhiễm cúm

LÊ CẦM

Hầu hết bệnh sẽ khỏi trong vòng một tuần, hoặc kéo dài 10-14 ngày nhưng cũng có trường hợp chuyển biến nặng và tử vong. Các triệu chứng nặng gồm khó thở, suy hô hấp, co giật, tím tái, tổn thương gan thận, da vàng, nước tiểu vàng...

Giống như các chủng cúm mùa khác, khi nhiễm cúm A/H1N1 người bệnh thường có các triệu chứng như sốt (thường sốt nhẹ nhưng có những trường hợp sốt cao 40 độ C), ớn lạnh, đau viêm họng, nhức đầu, đau mình, nhức cơ, ho khan, sổ mũi, mệt mỏi và suy nhược; một số trường hợp có thể tiêu chảy và ói mửa. Các triệu chứng khi nhiễm cúm A/H1N1 dễ gây nhầm lẫn với cảm thông thường hoặc sốt xuất huyết, do đó nên theo dõi sát sức khỏe để được điều trị kịp thời.

Lưu ý khi mắc cúm A/H1N1

"Người nhiễm cúm A/H1N1, đặc biệt là trẻ em cần thận trọng khi sử dụng thuốc uống. Không nên tự ý mua thuốc aspirine để uống. Việc tự ý sử dụng thuốc có thể dẫn đến hội chứng Reye. Hội chứng này gồm 2 nhóm chính là hội chứng não cấp và hội chứng thoái hóa mỡ ở các phủ tạng như não, thận, tim đặc biệt là thoái hóa gan. có thể dẫn đến tử vong", bác sĩ Tiến lưu ý.

Người nhiễm cúm A/H1pdm cần thận trọng khi sử dụng thuốc- Ảnh 2.

Không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà khi nhiễm cúm A/H1N1

ẢNH MINH HỌA: PEXELS

Bác sĩ Tiến cho biết, trước đó, trong tháng 5, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cũng tiếp nhận một trường hợp trẻ (3 tuổi, ngụ ở quận 8, TP.HCM) mắc cúm A/H1 pdm 2009. Diễn tiến trẻ phức tạp, biểu hiện tình trạng nhiễm trùng nặng, sốt, viêm phổi bội nhiễm, bạch cầu tăng cao, suy hô hấp diễn tiến nặng. Bệnh nhi này được theo dõi sát, đổi kháng sinh, điều chỉnh thông số ECMO, hỗ trợ chức năng các cơ quan. Kết quả sau gần 3 tuần điều trị, tình trạng trẻ cải thiện dần, được cai ECMO, sau đó cai được máy thở, tỉnh táo, tiếp xúc tốt.

Các biện pháp phòng ngừa cúm mùa

Bác sĩ Tiến khuyến cáo các biện pháp phòng ngừa cúm mùa:

  • Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; không khạc nhổ bừa bãi; hằng ngày sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng, mắt; tránh tiếp xúc gần với người bệnh hoặc người nghi nhiễm cúm.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng, cân bằng để tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm virus cúm.
  • Thường xuyên vệ sinh, lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường; mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc.

Bên cạnh đó, người dân có thể đi tiêm vắc xin để phòng bệnh. Những trường hợp sốt cao, khó thở cần chủ động cách ly, đeo khẩu trang và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử lý, phòng tránh lây lan. Việc nhận biết và phát hiện sớm các dấu hiệu mắc bệnh có thể giúp điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong.

Các gia đình nên đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi, tiêm nhắc lại để chủ động phòng tránh bệnh dịch.

Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
7 giờ trước - Theo ông Lê Quang Hùng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định, cúm A/H1pdm là một chủng cúm mùa thông thường, có thể điều trị bằng thuốc kháng virus, phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin cúm hằng năm.
22 giờ trước - Ngày 22.10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định đã có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế Bình Định về ca bệnh tử vong do Cúm A/H1pdm.
1 giờ trước - Liên quan đến chủng cúm A/H1pdm khiến người đàn ông ở Bình Định tử vong, đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đây là chủng cúm mùa thông thường, không phải chủng cúm mới.
21 giờ trước - Người đàn ông ở Bình Định vừa tử vong do nhiễm Cúm A/H1pdm, biến chứng sốc nhiễm trùng/hội chứng Cushing do thuốc.
9 giờ trước - (NLĐO) – Ông T.V.T ở Bình Định đã tử vong do nhiễm cúm A/H1pdm, biến chứng sốc nhiễm trùng/hội chứng Cushing do thuốc.
Xem tin bài khác
15 phút trước - Anh T. cho biết không có hứng thú với chuyện “yêu” và mỗi khi gần gũi với vợ, anh cảm thấy như bị ép buộc.
1 giờ trước - Xung quanh tôi có nhiều người mới 20, 30 tuổi đã đột quỵ, liệu tôi có nên mua thuốc uống phòng ngừa bệnh này không? (Trúc, 29 tuổi, Hà Nội).
1 giờ trước - Uống nước ấm khi bụng đói thúc đẩy quá trình tiêu hóa, thải độc cơ thể, tăng cường trao đổi chất và kiểm soát cân nặng.
1 giờ trước - Ngày 22-10-2024, tại TP.HCM, hệ thống bệnh viện Mắt Sài Gòn đã được tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác nhận kỷ lục “Hệ thống bệnh viện, phòng khám chuyên khoa Mắt ngoài công lập có quy mô lớn nhất Việt Nam”.
1 giờ trước - Liên quan đến vụ 80 học sinh, sinh viên Trường cao đẳng Lào Cai nhập viện sau bữa ăn tại căng tin, kết quả kiểm nghiệm cho thấy có 4 món ăn tại đây bị nhiễm vi khuẩn Salmonella.