ttth247.com

Ca bệnh tử vong do cúm A/H1pdm ở Bình Định có nhiều triệu chứng

Ngày 23.10, Sở Y tế tỉnh Bình Định cho biết, sau khi xuất hiện ca bệnh tử vong liên quan đến Cúm A/H1pdm tại H.Vĩnh Thạnh (Bình Định), Trung tâm Y tế H.Vĩnh Thạnh đã triển khai nhiều hoạt động phòng chống bệnh cúm tại địa phương, như: điều tra ca bệnh tại cộng đồng, lập danh sách những người tiếp xúc gần với bệnh nhân, theo dõi sức khỏe những người tiếp xúc với bệnh nhân, tăng cường giám sát phát hiện những trường hợp viêm phổi nặng…

Nạn nhân sốt cao, đau đầu, nhức mỏi, ho nhiều

Như Thanh Niên đã thông tin, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế Bình Định về trường hợp ông T.V.T (51 tuổi, ở TT.Vĩnh Thạnh, H.Vĩnh Thạnh) tử vong do nhiễm cúm A/H1pdm, biến chứng sốc nhiễm trùng/hội chứng Cushing do thuốc.

Ông T. khởi phát bệnh từ ngày 12.10 với triệu chứng sốt cao, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ho nhiều, khò khè… Người nhà tự mua thuốc điều trị tại nhà nhưng bệnh không thuyên giảm. Ngày 13.10, ông T. sốt cao, mệt nhiều nên người nhà mới đưa đến Trung tâm Y tế H.Vĩnh Thạnh.

Ngày 16.10, ông T. mệt ho nhiều, khò khè, sốt 390 C, nhức mỏi toàn thân, đau tức thượng vị, khó thở, phổi nghe nhiều ran rít… Sáng 17.10, bệnh nhân được chuyển viện đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định.

Chiều 17.10, bệnh nhân hôn mê sâu, thở theo máy hoàn toàn, da nổi vân tím, nhịp tim xu hướng chậm dần và người nhà xin đưa ông T. về nhà. Ông T. tử vong tại nhà trong ngày 17.10.

Theo Trung tâm Y tế H.Vĩnh Thạnh, trong vòng 14 ngày trước khi bị bệnh, ông T. sống tại địa phương, không đi đâu xa, không tiếp xúc với người có biểu hiện bệnh cúm, không sử dụng sản phẩm từ gia cầm ốm/chết/không rõ nguồn gốc…

Xung quanh khu vực bệnh nhân sinh sống không phát hiện trường hợp mắc bệnh tương tự. Tại nhà bệnh nhân và các hộ gia đình xung quanh không có nuôi heo, gà, không có cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm…

Cúm A/H1N1pdm có thể gây biến chứng nặng

Theo ông Lê Quang Hùng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định, cúm A/H1N1pdm là một chủng H1N1 gây đại dịch (pdm: pandemic). Loại cúm này lây truyền qua giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với các bề mặt nhiễm virus… Thời gian ủ bệnh của cúm A/H1N1pdm thường từ 1 - 4 ngày.

Hiện H1N1pdm là một trong những chủng cúm A mùa lưu hành phổ biến hằng năm, cùng với các chủng khác như cúm A/H3N2 và cúm B… Triệu chứng của cúm A/H1N1pdm tương tự như các loại cúm mùa khác, gồm: sốt cao đột ngột, đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, ho khan, đau họng, đau cơ, đau khớp, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy (ít gặp nhưng có thể xảy ra)…

Nếu không được điều trị kịp thời, cúm A/H1N1 có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp tính, suy đa tạng… và xảy ra tử vong ở những người có sức đề kháng yếu.

Để chẩn đoán cúm A/H1N1pdm, các cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm RT-PCR (phát hiện chính xác chủng virus) hoặc test nhanh cúm (dùng trong tình huống cần kết quả nhanh, nhưng độ nhạy có thể thấp).

Để điều trị cúm A/H1N1pdm, cần dùng thuốc kháng virus. Uống thuốc trong vòng 48 giờ đầu kể từ khi có triệu chứng sẽ giúp giảm thời gian bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Điều trị triệu chứng của cúm A/H1N1pdm có thể dùng thuốc hạ sốt, nghỉ ngơi và bổ sung nước đầy đủ.

"Hiện cúm A/H1N1pdm đã trở thành một chủng cúm mùa thông thường nhưng vẫn có khả năng gây biến chứng nặng, đặc biệt ở những nhóm có nguy cơ cao. Việc tiêm phòng vắc xin cúm hằng năm và thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và cộng đồng. Nếu có triệu chứng nghi ngờ, cần đi khám và điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm", ông Lê Quang Hùng nói.

Nhóm có nguy cơ cao khi nhiễm cúm A/H1N1pdm

Theo ông Lê Quang Hùng, nhóm có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng khi nhiễm cúm A/H1N1pdm là người già trên 65 tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai, người có bệnh lý nền (tiểu đường, bệnh tim, hen suyễn, bệnh phổi mạn tính), người suy giảm miễn dịch (bệnh nhân ung thư, HIV/AIDS)…

Để phòng ngừa cúm A/H1N1pdm, cần tiêm vắc xin cúm hằng năm, giữ vệ sinh cá nhân như: Rửa tay thường xuyên với xà phòng; tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng khi chưa rửa tay; đeo khẩu trang và tránh nơi đông người; hạn chế tiếp xúc với người đang có triệu chứng cúm và nâng cao sức đề kháng (ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thường xuyên…).

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
17 giờ trước - Người đàn ông ở Bình Định vừa tử vong do nhiễm Cúm A/H1pdm, biến chứng sốc nhiễm trùng/hội chứng Cushing do thuốc.
5 giờ trước - (NLĐO) – Ông T.V.T ở Bình Định đã tử vong do nhiễm cúm A/H1pdm, biến chứng sốc nhiễm trùng/hội chứng Cushing do thuốc.
18 giờ trước - Ngày 22.10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định đã có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế Bình Định về ca bệnh tử vong do Cúm A/H1pdm.
9 giờ trước - Bình Định- Người đàn ông 51 tuổi tử vong sau 5 ngày nhiễm cúm A/H1N1, biến chứng sốc nhiễm trùng và hội chứng Cushing do dùng thuốc.
2 tuần trước - Các chủng cúm độc lực cao như A/H5N1, A/H7N9, A/H1N1 nguồn gốc từ chim, lợn, gia cầm, có thể gây bệnh nặng trên người, cần theo dõi, phòng ngừa chặt chẽ.
Xem tin bài khác
14 phút trước - Tôi mắc bệnh gout, ăn trái cây chứa nhiều đường fructose có làm bệnh nặng hơn không, cần lưu ý gì? (Thúy Diễm, Tân Bình)
14 phút trước - Từ lúc chuyển phòng trọ, tôi hay bị bóng đè khi ngủ, lo lắng và mệt mỏi. Tại sao có hiện tượng này, nguy hiểm không, khi nào cần điều trị? (Tuấn Tú, TP HCM)
14 phút trước - Uống trà rễ cam thảo, ăn nhiều rau quả tươi giúp bổ sung nước, kháng khuẩn, giảm mùi hôi miệng.
14 phút trước - Mỹ điều tra vụ ngộ độc E. coli liên quan tới bánh mì kẹp thịt bò của McDonald's tại 10 bang, khiến 50 người biểu hiện ngộ độc, một trường hợp tử vong.
14 phút trước - Hà Nội- Sản phụ 34 tuổi mang thai hơn 39 tuần, trọng lượng thai lớn song vẫn cố chờ "ngày đẹp", được bác sĩ chỉ định mổ cấp cứu ngay, đón bé gái nặng 5,9 kg.