ttth247.com

Tại sao bị bóng đè khi ngủ?

Từ lúc chuyển phòng trọ, tôi hay bị bóng đè khi ngủ, lo lắng và mệt mỏi. Tại sao có hiện tượng này, nguy hiểm không, khi nào cần điều trị? (Tuấn Tú, TP HCM)

Trả lời:

Bóng đè khi ngủ là tình trạng mất trương lực cơ trong giai đoạn chuyển động mắt nhanh của chu kỳ giấc ngủ, còn gọi là chứng mất ngủ giả REM. Hiện tượng này xảy ra nhất thời, khoảng vài giây hoặc vài phút. Một số ít trường hợp có thể kéo dài trên 20 phút.

Người bị bóng đè thường cảm thấy không thể cử động tay chân và các bộ phận trên cơ thể khi đang ngủ, cảm giác như bị bóp nghẹt, khó thở, có áp lực đè nặng hoặc cơ thể bị buộc chặt. Mọi người đều có thể bị bóng đè khi ngủ. Tuy nhiên, trẻ em và thanh thiếu niên, người hay tưởng tượng, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, lạm dụng chất kích thích, chất gây nghiện thường dễ gặp tình trạng này hơn. Bóng đè khi ngủ cũng có khả năng xuất hiện ở người bệnh ngủ rũ, thiếu ngủ, thường xuyên thay đổi lịch trình ngủ, căng thẳng, lo lắng.

Bóng đè khi ngủ thường được xếp vào nhóm các vấn đề về giấc ngủ lành tính. Tuy nhiên, người thường gặp tình trạng này có thể bị mất ngủ, thiếu ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc, gây tâm lý lo lắng, hoảng sợ. Nếu lặp lại nhiều lần và lâu ngày có nguy cơ dẫn đến rối loạn giấc ngủ, suy nhược cơ thể, suy giảm trí nhớ, kém tập trung, thậm chí tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Bác sĩ khám cho người bị bóng đè khi ngủ. Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh

Bác sĩ khám cho người bị bóng đè khi ngủ. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Nếu gặp tình trạng bóng đè thường xuyên, bạn nên đi khám tại chuyên khoa Thần kinh. Dựa trên kết quả khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định các bài kiểm tra tâm thần kinh, kiểm tra rối loạn giấc ngủ, đo đa ký giấc ngủ hoặc xét nghiệm, chụp chiếu khác. Tùy nguyên nhân, tần suất, mức độ ảnh hưởng sức khỏe do bóng đè, bác sĩ điều trị phù hợp.

Bạn nên duy trì lịch trình ngủ - thức cố định, đảm bảo chất lượng giấc ngủ, tránh hút thuốc lá và môi trường ô nhiễm, không uống rượu bia và các chất kích thích. Bạn không nên sử dụng điện thoại, xem tivi hoặc máy vi tính, laptop trước giờ ngủ, thường xuyên vận động và tập thể dục vừa sức.

Bạn có thể sử dụng các tinh chất thiên nhiên từ blueberry (việt quất), ginkgo biloba (bạch quả) giúp tăng cường máu lên não, hỗ trợ giảm căng thẳng và đau đầu. Nhờ đó, chất lượng giấc ngủ của bạn được cải thiện, giảm nguy cơ bị bóng đè khi ngủ.

BS.CKI Nguyễn Hữu Khánh
Chuyên khoa Thần kinh
Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
3 tuần trước - Ráy tai có vai trò ngăn chặn vi khuẩn, vi trùng xâm nhập vào tai, không nên dùng tăm bông hay dụng cụ ngoáy bởi có thể gây chấn thương.
1 ngày trước - Nhiều người bỗng dưng bị ngứa khắp người. Ngứa phải gãi cả ngày, đêm. Có người tự khỏi, nhưng cũng có người bị ngứa kéo dài hàng chục năm.
1 tuần trước - Với khả năng tôn dáng và tạo nên những bước đi uyển chuyển, giày cao gót gần như là một phụ kiện không thể thiếu của nhiều chị em.
1 tháng trước - Hoàng, 24 tuổi, chán nản, buồn bã, hoài nghi bản thân khi thấy bạn bè và người xung quanh khoe đạt được nhiều thành công.
1 tuần trước - Nhiều người đã biết 2 bệnh thủy đậu và zona thần kinh, nhưng lại không biết rằng 2 căn bệnh này liên quan với nhau theo kiểu lúc nhỏ mắc thủy đậu, già sẽ mắc zona. Một vi rút nhưng gây hai bệnh.
Xem tin bài khác
11 phút trước - Bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng băn khoăn bị ung thư buồng trứng nên phẫu thuật bằng phương pháp nào, ung thư giai đoạn muộn có chữa khỏi không.
25 phút trước - Cúm A/H1pdm là bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh có thể lây qua đường hô hấp. Đây là chủng cúm mùa thông thường, tuy nhiên không nên chủ quan với các triệu chứng bệnh hoặc tự ý sử dụng thuốc uống.
25 phút trước - Vừa qua, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (Bệnh viện AIH) ký Thỏa thuận hợp tác y khoa với Bệnh viện Raffles Singapore nhằm nâng cao chất lượng và phạm vi chăm sóc, điều trị bệnh nhân tại Việt Nam. Hợp tác mở ra cơ hội cho bệnh nhân điều trị tiêu...
1 giờ trước - Sau khi dùng thuốc trị ung thư, khối u của 55% bệnh nhân đã giảm và quá trình điều trị cũng ổn định.
1 giờ trước - Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tại TP.HCM tính đến tuần 42 tiếp tục tăng về số trường hợp mắc bệnh.