ttth247.com

Bình Định làm lễ giỗ vua Quang Trung

Hàng nghìn người dâng hương tưởng nhớ vua Quang Trung - Nguyễn Huệ trong lễ giỗ lần thứ 232 của ông tại huyện Tây Sơn, sáng 1/9.

Lễ giỗ Hoàng đế Quang Trung lần thứ 232 được tổ chức tại Bảo tàng Quang Trung, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn. Sự kiện diễn ra trong không khí trang nghiêm, nhằm tưởng nhớ và tri ân công lao to lớn của vua Quang Trung – người anh hùng dân tộc đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc.

Dự lễ có Bí thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn cùng nhiều cán bộ lão thành, và hàng nghìn người dân.

Bí thư Hồ Quốc Dũng và các cựu lãnh đạo dâng hương tưởng nhớ hoàng đế Quang Trung. Ảnh: Nghĩa Bình

Bí thư Hồ Quốc Dũng (thứ hai từ trái qua) và các cựu lãnh đạo dâng hương tưởng nhớ hoàng đế Quang Trung. Ảnh: Nghĩa Bình

Năm nay, lễ giỗ được tổ chức với quy mô lớn hơn, mở rộng đến các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Ông Huỳnh Văn Lợi, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Bình Định, cho biết mỗi địa phương đều chuẩn bị một mâm lễ dâng cúng vua với những đặc sản đặc trưng của từng vùng. Đặc biệt, lần đầu tiên huyện Tây Sơn tổ chức hội thi trang trí mâm lễ, kết hợp tinh hoa văn hóa truyền thống và nét đặc sắc mới của Bình Định. Những hoạt động này không chỉ làm phong phú thêm nghi lễ truyền thống, mà còn tôn vinh giá trị văn hóa địa phương.

Lễ giỗ là dịp để ôn lại truyền thống quật khởi của phong trào nông dân Tây Sơn, do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, và Nguyễn Lữ lãnh đạo. Trong đó, vua Quang Trung – Nguyễn Huệ, nổi bật là một vị tướng tài ba, bách chiến bách thắng. Ông là người đã lãnh đạo quân đội Tây Sơn từ một cuộc khởi nghĩa nông dân, trở thành lực lượng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.

Tượng hoàng đế Quang Trung ở Bảo tàng mang tên ông thuộc huyện Tây Sơn, Bình Định. Ảnh: Nghĩa Bình

Tượng hoàng đế Quang Trung ở Bảo tàng mang tên ông thuộc huyện Tây Sơn, Bình Định. Ảnh: Nghĩa Bình

Nguyễn Huệ nổi tiếng với những chiến công lẫy lừng, từ việc đánh bại 5 vạn quân Xiêm tại trận Rạch Gầm - Xoài Mút, cho đến chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa năm Kỷ Dậu 1789, khi ông chỉ huy quân Tây Sơn đánh tan 29 vạn quân Mãn Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Những chiến thắng này không chỉ khẳng định tài năng quân sự xuất chúng của ông mà còn khắc sâu trong lịch sử dân tộc như những trang vàng chói lọi.

Bên cạnh vai trò là một nhà quân sự lỗi lạc, Quang Trung còn là một nhà chính trị tài ba. Ông đề ra nhiều chính sách chiêu mộ nhân tài, xây dựng quan hệ ngoại giao hòa hiếu với các nước láng giềng và tập trung vào phát triển kinh tế, văn hóa đất nước sau chiến tranh.

Rất đông người dân và du khách viếng hoàng đế Quang Trung, sáng 1/9. Ảnh: Nghĩa Bình

Rất đông người dân và du khách viếng hoàng đế Quang Trung, sáng 1/9. Ảnh: Nghĩa Bình

Sinh năm 1753 tại làng Kiên Mỹ (nay là thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định), Quang Trung – Nguyễn Huệ đã dành trọn cuộc đời ngắn ngủi 39 năm của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ông qua đời vào ngày 29/7 âm lịch năm 1792, khi đất nước đang trên đà phát triển thịnh vượng.

Lễ giỗ Hoàng đế Quang Trung không chỉ là dịp để nhân dân Bình Định và cả nước tưởng nhớ một vị anh hùng dân tộc, mà còn là cơ hội để giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và khát vọng xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Phạm Linh

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Chỉ cần bỏ số tiền từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đồng để mua số thứ tự từ 'cò xếp lốt' là bệnh nhân có ngay phiếu khám tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (H.Thanh Trì, Hà Nội), thay vì vạ vật xếp hàng từ tờ mờ sáng đợi đến lượt theo...
1 tháng trước - Nước sông Hồng dâng nhanh, tràn vào khu dân cư ven sông ở quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm; chính quyền hạn chế xe tải qua cầu Chương Dương, dừng tàu chạy qua cầu Long Biên.
3 tuần trước - Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với nhiều địa phương Bắc bộ, nhưng ngay trong những thời khắc khó khăn nhất luôn có sự vào cuộc chủ động, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tinh thần đoàn kết,...
6 ngày trước - Làng cổ Châu Sa ở Quảng Ngãi đang đối mặt nguy cơ biến mất. Cần phục dựng và bảo tồn những dấu tích lịch sử của Châu Sa để phát triển du lịch. Khám phá cách làng cổ này có thể trở thành điểm đến thu hút du khách và những nhà nghiên cứu...
1 tháng trước - Đúng một khung giờ vào 10 ngày giữa tháng Năm trong bốn năm cuối đời, Hồ Chủ tịch lại mang "tài liệu tuyệt đối bí mật" ra chỉnh sửa.
Xem tin bài khác
49 phút trước - Lào Cai- Hàng trăm người dân ở thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu và xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà đang sống tạm trong lều lán, chờ nhà tái định cư sau sạt lở.
49 phút trước - Kon Tum- Kẻ gian liên tục lẻn vào vườn nhổ trộm hàng nghìn gốc sâm Ngọc Linh ở huyện Tu Mơ Rông khiến người trồng lo lắng.
1 giờ trước - Lửa từ tầng một nhanh chóng lan lên căn hộ tầng cao của tòa nhà 7 tầng ở quận Sơn Trà, người dân hốt hoảng tìm lối thoát hiểm, tối 18/10.
2 giờ trước - Chiều 18/10, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương (T.Ư) tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
3 giờ trước - Đà Nẵng- Lửa từ tầng một nhanh chóng lan lên căn hộ tầng cao của tòa nhà 7 tầng ở quận Sơn Trà, người dân hốt hoảng tìm lối thoát hiểm, tối 18/10.