ttth247.com

Bình Thuận: Phát hiện nhiều loài thú quý hiếm ở rừng phòng hộ Lòng Sông - Đá Bạc

Các chuyên gia nghiên cứu của Viện sinh thái học miền Nam đã dùng phương pháp bẫy ảnh, thiết bị chụp ảnh tự động dựa trên cảm biến nhiệt và hồng ngoại để ghi nhận các loài, chim thú trong rừng phòng hộ Lòng Sông - Đá Bạc. Tổng cộng có 36 điểm bẫy ảnh được lắp đặt. Mỗi điểm cách nhau 500 m, với 1 máy ảnh được lắp đặt, gắn vào thân cây với chiều cao từ 20 đến 40 cm. Cuộc khảo sát bẫy ảnh kéo dài từ năm 2022.

Theo Viện sinh thái học miền Nam, mục đích chính nghiên cứu của các nhà khoa học là tìm hình ảnh của loài thú có tên cheo cheo lưng bạc. Đây là loài thú đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm ở rừng phòng hộ Sông Lòng Sông - Đá Bạc. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa ghi nhận loài cheo cheo lưng bạc. Nguyên nhân có thể rừng khộp (rừng mùa khô rụng hết lá) không phải là nơi có môi trường sống không phù hợp loài thú quý, hiếm này.

Tuy nhiên, bẫy ảnh đã ghi nhận có đến 24 loài chim và thú trong khu rừng này. Trong đó có những loài thú, chim nguy cấp, quý hiếm như chà vá chân đen (tên khoa học là pygathrix nigripes); tê tê java, công Pavo muticus; sơn dương capricornis sumatraensis; khỉ đuôi lợn macaca leonina….

Bình Thuận: Phát hiện nhiều loài thú quý hiếm ở rừng phòng hộ Lòng Sông - Đá Bạc- Ảnh 1.

Chà vá chân đen Pygathrix nigripes, cực kỳ nguy cấp

VIỆN SINH THÁI HỌC MIỀN NAM

Theo Nghị định 64 của Chính phủ thì các loài như Chà vá chân đen, tê tê java (cực kỳ nguy cấp) và sơn dương, khỉ đuôi lợn (sắp nguy cấp) phải được ưu tiên bảo vệ khẩn cấp.

Báo cáo của Viện sinh thái học miền Nam cho rằng, ở rừng phòng hộ Lòng sông - Đá Bạc nói riêng và các khu rừng khác ở Bình Thuận nói chung còn sở hữu tài nguyên đa dạng về sinh học rất phong phú; cần tăng cường các hoạt động tuần tra bảo vệ rừng, bảo vệ sự đa dạng của muôn loài thú quý, hiếm còn sót lại.

Bình Thuận: Phát hiện nhiều loài thú quý hiếm ở rừng phòng hộ Lòng Sông - Đá Bạc- Ảnh 2.

Tê tê java Manis javanica, cực kỳ nguy cấp

VIỆN SINH THÁI HỌC MIỀN NAM

Trả lời PV Báo Thanh Niên, ông Nguyễn Hữu Quý, Chủ tịch Hội bảo vệ thiên nhiên Bình Thuận, nguyên Giám đốc Sở NN-PTNT, Sở KH-CN Bình Thuận cho rằng các nghiên cứu cho thấy, không chỉ ở rừng Lòng Sông- Đá Bạc, mà còn nhiều khu rừng khác như Tà Cú, Núi Ông của tỉnh này vẫn còn lưu giữ được sự đa dạng của hệ sinh thái và còn nhiều loài quý hiếm.

Theo ông Nguyễn Hữu Quý, để bảo vệ sự đa dạng của hệ sinh thái, trước hết phải làm tốt công tác bảo vệ rừng. Vì bảo vệ rừng là bảo vệ sự đa dạng, phong phú của hệ sinh thái, môi trường sống của loài. Mặt khác, Bình Thuận là vùng khô hạn, rừng vào mùa khô rất cằn cỗi. Sự hình thành các hồ chứa nước cũng sẽ góp phần tạo ra hệ sinh thái mới; từđó tạo ra sự cân bằng mới về môi trường sống cho các loài thú.

Dưới đây là hình ảnh các loài chim, thú từ kết quả khảo sát nghiên cứu của Viện sinh thái học miền Nam, do Sở NN-PTNT Bình Thuận cung cấp.

Bình Thuận: Phát hiện nhiều loài thú quý hiếm ở rừng phòng hộ Lòng Sông - Đá Bạc- Ảnh 3.

Cầy voi hương

Bình Thuận: Phát hiện nhiều loài thú quý hiếm ở rừng phòng hộ Lòng Sông - Đá Bạc- Ảnh 4.

Chích chòe lửa Copsychus malabaricus

Bình Thuận: Phát hiện nhiều loài thú quý hiếm ở rừng phòng hộ Lòng Sông - Đá Bạc- Ảnh 5.

Chồn bạc má

Bình Thuận: Phát hiện nhiều loài thú quý hiếm ở rừng phòng hộ Lòng Sông - Đá Bạc- Ảnh 6.

Chim bèo bẻo

Bình Thuận: Phát hiện nhiều loài thú quý hiếm ở rừng phòng hộ Lòng Sông - Đá Bạc- Ảnh 7.

Chim công Pavo muticus

Bình Thuận: Phát hiện nhiều loài thú quý hiếm ở rừng phòng hộ Lòng Sông - Đá Bạc- Ảnh 8.

Mang đỏ Muntiacus vaginalis

Bình Thuận: Phát hiện nhiều loài thú quý hiếm ở rừng phòng hộ Lòng Sông - Đá Bạc- Ảnh 9.

Mèo rừng Prionailurus bengalensis

Bình Thuận: Phát hiện nhiều loài thú quý hiếm ở rừng phòng hộ Lòng Sông - Đá Bạc- Ảnh 10.

Sơn dương Capricornis sumatraensis

Bình Thuận: Phát hiện nhiều loài thú quý hiếm ở rừng phòng hộ Lòng Sông - Đá Bạc- Ảnh 11.

Gà rừng Gallus gallus

Bình Thuận: Phát hiện nhiều loài thú quý hiếm ở rừng phòng hộ Lòng Sông - Đá Bạc- Ảnh 12.

Đa đa Francolinus pintadeanus

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Sự xuất hiện trở lại của nhiều động vật hoang dã có tên trong Sách Đỏ khiến bạn đọc tin tưởng nỗ lực bảo vệ rừng đã có những quả ngọt ban đầu.
1 tháng trước - Chà vá chân đen, khỉ đuôi lợn, sơn dương và nhiều loài thú quý hiếm khác được phát hiện tại rừng phòng hộ Lòng Sông - Đá Bạc, huyện Tuy Phong.
3 tuần trước - Khỉ đuôi lợn, chà vá chân đen, mang đỏ, sơn dương, mèo rừng, chồn bạc má, cầy vòi hương, sóc bụng đỏ, sóc bay trâu, đồi, nhen, tê tê java, công, trảu đầu hung, khướu khoang cổ… được phát hiện tại rừng phòng hộ Lòng Sông - Đá Bạc, huyện...
2 tuần trước - Tôi đang sống ở quần thể chung cư 'Liên Hiệp Quốc' gần cầu Sài Gòn. Chung cư có biệt danh ấy vì nơi đây có hàng trăm cư dân mang hàng chục quốc tịch khác nhau'.
2 tuần trước - "Mùa thu nay khác rồi/Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi/Gió thổi rừng tre phấp phới/Trời thu thay áo mới/Trong biếc nói cười thiết tha!/Trời xanh đây là của chúng ta/Núi rừng đây là của chúng ta/Những cánh đồng thơm ngát/Những ngả đường bát...
Xem tin bài khác
48 phút trước - Được đầu tư lên đến 524 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố, tuyến đường có chiều dài là 6.5km với 6 làn xe là trục phát triển kinh tế huyện Thanh Oai (thành phố Hà Nội)...
57 phút trước - 'Trước khi dòng nước lũ ập về, tôi cũng được xem là giàu có nhưng giờ trắng tay rồi, không còn gì kể cả nhà để ở'. Anh Tần Kim Diền (40 tuổi, ở thôn Séo Pờ Hồ, xã Mường Hum, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) nói vậy.
57 phút trước - Sau khi bệnh nhân tử vong nghi sốc thuốc ở phòng khám tư, Sở Y tế Đắk Lắk lập đoàn thanh tra để kiểm thảo nguyên nhân tử vong.
57 phút trước - Xuất hiện vết nứt lớn ở quả đồi sau khu dân cư có 11 hộ dân, chủ tịch tỉnh Quảng Nam yêu cầu địa phương khẩn trương chọn vị trí an toàn xây dựng khu tái định cư, hỗ trợ kinh phí để người dân di dời đến nơi ở mới trước Tết.
57 phút trước - Sáng 21-9, UBND TP Hà Nội đã tổ chức trọng thể lễ khánh thành Cung thiếu nhi Hà Nội và gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô (10-10-1954 - 10-10-2024).