ttth247.com

Bố bảo 'đành bỏ đi con ạ', cô gái miền núi vẫn muốn theo đuổi Học viện Ngoại giao

Nhà Thu Hiên ở huyện miền núi Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình). Nhìn mức học phí 45 triệu đồng/năm của Học viện Ngoại giao, hai mẹ con bảo chắc chỉ phù hợp với con nhà giàu.

Nhà hộ nghèo, người già, người liệt

Nhà Hiên thuộc diện hộ nghèo, có 9 người. Trong đó, cụ ông đã 85 tuổi, cụ bà 83 tuổi và bà nội 64 tuổi. Người chú ruột bị tai nạn lao động liệt nửa người. Hiên có hai em nhỏ, cậu em kế bị câm điếc bẩm sinh và bé út mới 5 tuổi.

Cha làm thợ xây, công được khoảng 200.000 đồng/ngày nhưng công việc không ổn định do phụ thuộc trời mưa nắng. Mẹ ở nhà làm lúa, thu nhập không đáng kể. Hiên có nguyện vọng 1 vào trường công an nhưng trượt.

Bà Bùi Thị Xuyến (mẹ Hiên) kể gia đình nhận tin con đỗ đại học mừng ít lo nhiều. Hiên nói cha mẹ cố lo cho con học phí một vài tháng đầu, quen môi trường mới sẽ đi làm thêm kiếm tiền tự học.

Con gái nói vậy, mẹ ngủ không được vì xót. Bà Xuyến nói rất muốn theo con xuống Hà Nội kiếm gì làm để có tiền hỗ trợ Hiên đi học. Nhưng hai em Hiên đứa còn bé, đứa lại khuyết tật như thế, làm sao mà đi. Hiên tâm sự thấy phản ứng của cha mẹ cũng buồn nhưng không giận. Bao nhiêu đêm nước mắt con gái rơi trong tuyệt vọng thì cũng bấy nhiêu ngày mẹ mất ngủ, khuôn mặt sạm đen vì lo.

Hiên vốn là đứa quyết đoán. Thi xong kỳ thi tốt nghiệp THPT, cô gái đã xuống Hà Nội xin chân phục vụ tại một nhà hàng, tiền công 200.000 đồng/ngày.

"Tôi có buồn cho phận mình, nhưng biết bố mẹ không đủ khả năng lo, tôi phải cố gắng vươn lên bằng đôi chân của mình để có thể tiếp tục học. Nếu buộc phải nghỉ học đó là do quyết định của bản thân chứ không oán giận ai" - Hiên quả quyết.

Mẹ bán 3 con heo, Hiên sẽ quyết tâm làm thêm

Nhưng cánh cửa đại học cuối cùng cũng hé mở với Hiên, cô gái vừa trở thành tân sinh viên ngành truyền thông quốc tế Học viện Ngoại giao. Đã nhập học được một tháng, nữ sinh người Mường ấy nói việc được ngồi trên giảng đường như một giấc mơ và không muốn tỉnh giấc vì nghĩ đến việc học bị đứt gánh giữa đường.

Trong lúc cả nhà tuyệt vọng nhất, đường cùng rồi thì có một phụ nữ 64 tuổi ở Hà Nội tìm đến tận nhà Hiên thuyết phục cho con xuống Hà Nội học. Bà nói học phí bà không biết nhưng xuống Hà Nội học thì cứ ăn ở nhà bà, vì bà chỉ có một mình. Chính "bà tiên" tiếp sức đến trường này xuất hiện giúp cha mẹ phần nào yên tâm hơn. Rồi cậu dì trong họ cũng thêm lời động viên vì thấy cháu mê học hành quá.

Coi như nhắm mắt quyết liều vì con. Mẹ Hiên bán ba con heo cũng là tài sản lớn nhất của cả nhà được chừng 3 triệu tiền lãi, vay thêm được 2 triệu cho con gái xuống trường tạm nhập học.

"Mình bước chân vào giảng đường cứ như một giấc mơ vậy, thật sự không dám nghĩ sẽ được ngồi học trong ngôi trường từng mơ ước thế này" - Hiên bộc bạch.

Nhưng chính ngay khoảnh khắc ngồi giữa giảng đường khang trang, trong đầu cô gái là hình ảnh cha mẹ làm lụng vất vả, có khi chân tay nứt toác vào mùa đông. Hiên bảo lòng mình xót xa vô cùng nên càng phải học thật tốt vì chỉ có thế mới mong giúp gia đình mình thoát nghèo, mới có cơ hội cho các em tới trường.

Mẹ Hiên nói số tiền đưa con gái cũng chỉ là khoản lo cho tháng đầu tiên, còn tháng tiếp theo chưa biết xoay thế nào, trong nhà cũng chẳng còn gì để bán. Trận bão số 3 vừa rồi làm mấy sào lúa của nhà coi như mất.

"Vừa gặt xong chỉ được hơn hai tạ thóc, giờ mà bán nữa năm tới cả nhà không biết lấy gì ăn. Hiện vẫn nợ ngân hàng 25 triệu tiền hỗ trợ làm nhà nên cũng không dám vay thêm vì vay rồi lấy gì trả" - bà Xuyến buồn bã.

Khó quá ráng xong học kỳ 1 sẽ xin bảo lưu

Chọn ngành truyền thông quốc tế, Thu Hiên đặt mục tiêu trở thành nhà báo, biên tập viên. Dẫu đối diện với rất nhiều khó khăn bủa vây, cô gái tuổi 18 ấy luôn tỏ ra tự tin vào chính bản thân và cho biết sẵn sàng đối diện với tình huống xấu nhất.

Kế hoạch của Hiên là bạn sẽ xin đi làm bán thời gian để tự lo trang trải sinh hoạt phí. Tình huống khó nhất không thể lo nổi học phí những tháng tới, Hiên sẽ cố gắng học hết kỳ 1 rồi xin bảo lưu kết quả, đi làm kiếm tiền rồi sang năm quay lại học tiếp.

Không có máy tính, cô bạn xin mượn làm ké bài tập cùng bạn khi buộc phải dùng máy tính hoặc chủ động viết tay. "Với mình lúc này có đủ tiền nộp học phí mỗi tháng đã là điều hạnh phúc nhất" - Hiên nghẹn ngào.

Hiên đã đăng ký hồ sơ ứng cử chương trình học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ năm 2024 với nhiều hy vọng được hỗ trợ.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Trung Quốc- 10 năm kết hôn, làm gì hay đi đâu La Ân Trạch cũng dẫn theo vợ, một người bại não không thể tự làm việc gì.
1 tháng trước - Hải Dương- Ở tuổi 109, cụ Ngách đã quên nhiều thứ, ngoại trừ việc đến giờ cơm lại quay mặt ra cổng gọi lớn: “Thóc ơi, Bằng ơi về ăn cơm”.
1 tháng trước - "Cho đi là còn mãi" hay "cho đi là nhận lại nụ cười" chính là châm ngôn sống của Nguyễn Thị Thương, cô gái 24 tuổi mắc ung thư giai đoạn cuối. Với Thương, liều thuốc tốt nhất chính là nhận lại nụ cười từ những hoàn cảnh khó khăn được cô...
1 tháng trước - Nhân vật chương trình Tiếp sức đến trường báo Tuổi Trẻ 2024 - Lê Thảo Duyên, cô gái 19 tuổi với 4 lần đeo tang người thân, đã gửi đến bạn đọc bài viết như một lời tri ân. Duyên vừa nhập học, trở thành tân sinh viên báo chí ĐH Khoa học -...
1 tháng trước - Theo thống kê ở bài trước, Việt Nam có ngày nghỉ lễ toàn quốc thuộc hàng thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Xem tin bài khác
34 phút trước - Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Thị Xuân Thu (30 tuổi), nhân viên Ban Tài chính Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Bình Định, rất đam mê luyện tập võ thuật và đã đoạt nhiều thành tích tại các hội thao võ thuật toàn quân…
34 phút trước - Tập 20, nghệ sĩ (NS) Quang Thắng đến chợ Đỏ (Quảng Xương, Thanh Hóa). Chợ còn có tên gọi khác là chợ Đỏ Soto, nằm trong khu du lịch biển Tiên Trang. Tại đây, NS Quang Thắng đã tìm được món ăn chân ái của mình.
34 phút trước - Chiều 18.10, tại Hà Nội diễn ra Tọa đàm tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25 về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa" và 10 năm thực hiện Kết luận số 80 của Bộ Chính trị...
35 phút trước - Phát huy vai trò tiên phong, sáng tạo, tuổi trẻ tỉnh Quảng Nam đã có nhiều mô hình, giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, tạo động lực phát triển kinh tế...
1 giờ trước - Hà Nội- 7 năm là kỹ sư trưởng một công ty IT Singapore, lương vài nghìn USD, Đinh Thanh Phong vẫn thấy không hạnh phúc nên quyết định nghỉ việc để "chơi" với những đôi giày da.