ttth247.com

Bộ Giáo dục: Học phí đại học còn thấp

Khung và mức thu học phí đại học còn thấp, chưa đủ bù chi phí đào tạo, trong khi lương cơ sở tăng khiến các trường khó khăn, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bộ đưa ra nhận định trên tại hội nghị về giáo dục đại học, ngày 9/8.

Theo quy định, trần học phí (mức cao nhất được thu) ở các trường đại học công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên năm học 2023-2024 là 1,2-2,45 triệu đồng một tháng, tùy khối ngành. Đến năm học 2026-2027, mức trần tăng lên 1,7-3,5 triệu đồng một tháng.

Những trường đã tự chủ (tự chi lương, phụ cấp, sửa chữa cơ sở vật chất...) được thu tối đa gấp 2-2,5 lần mức trên, tức khoảng 2,4-6,1 triệu đồng trong năm học vừa qua. Đến năm 2026, mức này là 3,4-8,75 triệu.

Với chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng, các đại học được tự xác định học phí.

Lộ trình tăng học phí này đã được lùi một năm so với Nghị định 81 năm 2021 của chính phủ. Trước đó, học phí đại học được giữ ổn định trong 3 năm để chia sẻ khó khăn với phụ huynh, học sinh do ảnh hưởng Covid-19.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết lộ trình học phí hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của nghị quyết 19 về việc tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Lý do là "khung và mức thu học phí còn thấp, chưa đủ bù đắp chi phí đào tạo".

Bên cạnh đó, lương cơ sở tăng từ 1,8 lên 2,34 triệu đồng (tăng 30%) từ ngày 1/7, dẫn đến quỹ tiền lương của các đơn vị tăng cao. Theo Bộ, điều này khiến các trường khó cân đối nguồn thu để duy trì hoạt động thường xuyên, nâng cao chất lượng đào tạo.

Tra cứu học phí của hơn 50 đại học

Phụ huynh đóng học phí cho con ở trường Đại học Công thương TP HCM, ngày 25/8/2023. Ảnh: HUIT

Phụ huynh đóng học phí cho con ở trường Đại học Công thương TP HCM, ngày 25/8/2023. Ảnh: HUIT

GS.TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhìn nhận rất khó để nói học phí hiện nay cao hay thấp nhưng thực tế là mức thu hiện tại chưa đủ bù chi cho hoạt động đào tạo của trường.

Việc tăng lương từ 1/7 tạo thêm gánh nặng lớn. Tính từ tháng 7 đến hết năm, trường cần chi thêm khoảng 12 tỷ tiền lương cho giảng viên. Do đó, một số kế hoạch dự định thực hiện năm nay sẽ phải lùi sang năm sau.

"Việc chi trả lương cần đặt lên cao hơn, nhất là các ngành công nghệ, kỹ thuật. Lương giảng viên các ngành này phải tương đối so với mức các doanh nghiệp thì mới có thể giữ chân họ", ông Trình nói.

Cùng đó, nhà trường vẫn phải tiếp tục đầu tư cho cơ sở vật chất, các phòng thí nghiệm, thực hành nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Theo ông Trình, trong bối cảnh học phí vẫn là nguồn thu chính của các đại học, mức thu quá thấp sẽ khiến các trường gặp vô vàn khó khăn. Nhưng, các trường rất khó để tăng học phí mạnh bởi gây áp lực lớn với sinh viên.

Để giải quyết bài toán này, trường Đại học Công nghệ lựa chọn đầu tư theo kiểu "liệu cơm gắp mắm", tìm giải pháp quản trị hiệu quả, tiết kiệm chi phí hoạt động. Tuy nhiên, ông Trình nói có những thứ không thể tiết kiệm được như giáo trình bài giảng, chương trình đào tạo, thực hành, thực tập vì những phần này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Vì vậy, ông Trình cũng mong người học coi việc đóng học phí như khoản đầu tư và sẽ nhanh chóng thu hồi được sau khi đi làm.

Hiện, hầu hết đại học đã công bố học phí năm 2024. Mức thấp nhất là 12 triệu đồng, phổ biến ở mức 20-30 triệu đồng một năm.

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
3 tuần trước - Chỉ đỗ nguyện vọng "dự phòng", lại cần ít nhất gần 20 triệu đi nhập học, Bùi Thị Hoa quyết định bỏ.
1 tháng trước - Bà Trần Thị Diệu Thúy, phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho rằng với mặt bằng thu nhập ở thành phố hiện nay thì mức lương chi trả cho giáo viên tiếng Anh, tin học, mỹ thuật, âm nhạc quá thấp nên khó thu hút người vào ngành sư phạm.
1 tháng trước - Chiều và tối nay 17-8, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Tuổi Trẻ Online liên tục cập nhật.
1 tháng trước - Chiều và tối nay 17-8, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Tuổi Trẻ Online liên tục cập nhật.
1 tháng trước - Chiều nay 17-8, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Tuổi Trẻ Online liên tục cập nhật.
Xem tin bài khác
2 giờ trước - MỸ - Sau khi cùng con “đánh vật“ với mấy trang bài tập rồi cả hai òa khóc vì quá căng thẳng, người mẹ quyết định gửi thư cho giáo viên bày tỏ quan điểm không muốn cô giao bài tập về nhà cho con tuổi mẫu giáo.
4 giờ trước - Em thấy không hợp với Luật nên đang tìm hiểu ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, mong mọi người cho lời khuyên.
5 giờ trước - Đó là chia sẻ của ông Luke Turner, giám đốc điều hành Trường song ngữ quốc tế Emasi Nam Long, TP.HCM, về việc tổ chức "Tuần lễ sẻ chia" hướng về vùng bão lũ cho học sinh.
7 giờ trước - Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
8 giờ trước - Huân chương Cành cọ hàn lâm ghi nhận nỗ lực không ngừng nghỉ của TS Phan Thị San Hà trong việc xây dựng và phát triển Trung tâm CARE, cũng như bồi đắp mối quan hệ giữa Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) và các đối tác Pháp.