ttth247.com

BRICS đứng trước thời điểm bước ngoặt khi các thành viên "đồng sàng dị mộng"

Nội dung chính:
- BRICS đứng trước giai đoạn bước ngoặt
- BRICS cần giải quyết được sự khác biệt trong mục tiêu, tầm nhìn giữa các thành viên 

Thời điểm bước ngoặt

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 25 tại thành phố Kazan (Nga) từ ngày 22-24/10/2024. Sự kiện này diễn ra đúng vào thời điểm BRICS - bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - đứng trước một thời điểm mang tính bước ngoặt. Viện nghiên cứu Lowy (Australia) đã có bài phân tích về tình hình của khối trước thềm sự kiện. 

Vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2007-2009, với tư cách là một nhóm gồm các nền kinh tế lớn mới nổi và lần đầu tiên được tập đoàn tài chính đa quốc gia Goldman Sachs mệnh danh là các thị trường lớn, mục tiêu công khai của BRICS là cải cách cấu trúc tài chính toàn cầu, tìm cách khiến cho các tổ chức tài chính quốc tế - đặc biệt là Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trở nên tiêu biểu hơn, tăng cường ảnh hưởng của các nước đang phát triển và giảm bớt sự thống trị của phương Tây.

Trên lý thuyết, chắc chắn BRICS là một thế lực lớn - với quy mô và sức mạnh, chiếm gần 30% GDP toàn cầu (thậm chí nhiều hơn nếu tính theo sức mua tương đương) và 45% dân số thế giới. Tuy nhiên, điều này cũng che giấu một sự bất cân xứng trong nội bộ BRICS: Trung Quốc chiếm gần 70% sản lượng kinh tế của BRICS.

Tham vọng cải cách quản trị tài chính toàn cầu nhằm phản ánh tính đa cực lớn hơn vẫn là mục tiêu chung giúp đoàn kết các thành viên BRICS. 

Họ thúc đẩy việc tăng cường sử dụng đồng nội tệ trong các giao dịch thương mại của mình, giảm sự phụ thuộc vào đồng USD và tìm kiếm một hệ thống thanh toán toàn cầu thay thế, bỏ qua hệ thống SWIFT. Điều này đặc biệt hấp dẫn đối với Nga, nước muốn tránh các biện pháp trừng phạt của phương Tây.

Nhưng Viện Lowy cho rằng, có thể thấy các thành viên BRICS ngày càng có những mục tiêu và tầm nhìn khác nhau và đối lập nhau về tương lai.

Trung Quốc và Nga nhìn nhận BRICS theo cách đối đầu hơn về mặt địa chính trị, vượt ra ngoài khát vọng cải cách quản trị toàn cầu của khối. Họ coi BRICS là đối trọng với G7, thách thức trật tự dựa trên luật lệ do Mỹ lãnh đạo. Sự xuất hiện của BRICS phản ánh "sự chuyển đổi của cấu trúc quản trị toàn cầu và trật tự thế giới", và hướng tới "phân bổ lại quyền lực trên thế giới".

Đối với Bắc Kinh, BRICS là phương tiện để thúc đẩy tham vọng lãnh đạo và lợi ích kinh tế của Trung Quốc ở Nam bán cầu. Trong khi đối với Moscow - vốn bị phương Tây xa lánh sau khi tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào năm 2022 và bị bao vây bởi các lệnh trừng phạt, BRICS mang lại tính hợp pháp và kết nối quốc tế mà nước này khao khát.

Trong khi đó, Ấn Độ và Brazil vẫn tập trung vào BRICS chủ yếu như một phương tiện thúc đẩy cải cách trật tự quốc tế nhằm phản ánh tình hình đa cực thực sự và mang lại cho các nước đang phát triển ảnh hưởng lớn hơn.

Ấn Độ và Brazil lo lắng về việc duy trì mối quan hệ của họ với Washington và các đối tác phương Tây khác, họ không muốn BRICS trở thành phương tiện để đối đầu với phương Tây, mà thay vào đó coi đây là một cách để Nam bán cầu giữ cân bằng trong cuộc cạnh tranh Trung-Mỹ.

Khác biệt trong quan điểm, lợi ích

Viện Lowy nhận định rằng, những quan điểm và lợi ích khác nhau kể trên thể hiện rõ trong quá trình mở rộng thành viên của khối.

Trung Quốc muốn mở rộng khối. Moscow cũng ủng hộ việc mở rộng, vì nó tượng trưng cho sự phản đối ngày càng tăng trên toàn cầu đối với vị thế thống trị của Mỹ và sự thất bại của các nỗ lực từ phương Tây nhằm cô lập Moscow trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, vì những lý do tương tự, Ấn Độ và Brazil lại tỏ ra thận trọng với việc mở rộng: việc có thêm thành viên sẽ làm phức tạp thêm tiến trình ra quyết định, khiến việc đạt được sự đồng thuận trở nên khó khăn hơn. Việc mở rộng có nguy cơ làm giảm ảnh hưởng của New Delhi và Brasilia trong BRICS.

Tại hội nghị thượng đỉnh BRICS năm ngoái ở Johannesburg (Nam Phi), Trung Quốc và Nga dường như đã giành chiến thắng khi các nhà lãnh đạo mời 6 thành viên mới gia nhập khối, gồm Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Iran, Saudi Arabia, Ethiopia và Argentina (Argentina đã từ chối tham gia sau khi Tổng thống Javier Milei đắc cử). Tư cách thành viên của Saudi Arabia cũng chưa rõ ràng. Khi tham gia các cuộc họp BRICS, Riyadh vẫn chưa chính thức đáp lại lời mời tham gia.

BRICS đứng trước thời điểm bước ngoặt khi các thành viên "đồng sàng dị mộng"- Ảnh 1.

Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại thượng đỉnh BRICS 2023. Ảnh: GIANLUIGI GUERCIA/REUTERS

Trong một sự thỏa hiệp nội bộ, các ngoại trưởng BRICS tháng 6 vừa qua, đã nhất trí rằng nhóm sẽ tạm dừng việc mở rộng hơn nữa, và trước tiên sẽ thiết lập các tiêu chí cho "quan hệ đối tác" như một bước đệm để trở thành thành viên chính thức. 

Tuy nhiên, điều này khó có thể làm giảm sự nhiệt tình của Bắc Kinh và Moscow đối với việc tiếp tục mở rộng BRICS. Và Thổ Nhĩ Kỳ có vẻ rất muốn tham gia.

Nga chắc chắn sẽ công bố kết quả của hội nghị thượng đỉnh Kazan sắp tới, củng cố thêm vai trò của BRICS như một nhân tố chính trên trường quốc tế. Với tư cách là chủ tịch đương nhiệm của BRICS, Moscow đang tích cực thúc đẩy các cơ chế hợp tác theo ngành giữa những thành viên BRICS trên toàn bộ các vấn đề chính trị, kinh tế và văn hóa, tạo ấn tượng về một tổ chức tràn đầy năng lượng và hiệu quả.

Theo Viện Lowy, sẽ là sai lầm nêu đánh giá thấp tầm quan trọng tiềm tàng của BRICS với tư cách là một thế lực toàn cầu. Tuy nhiên, BRICS sẽ trở nên quan trọng và hiệu quả như thế nào vẫn còn phải quan sát thêm. 

Thành công đồng nghĩa với việc BRICS phải quản lý được các lợi ích quốc gia, ưu tiên và quan điểm khác nhau của các nước thành viên để tạo ra một lối đi riêng biệt, cũng như cách tiếp cận mạch lạc nhằm đoàn kết thành viên trong các vấn đề quốc tế quan trọng. 

Ngược lại, nếu không được giải quyết, các lợi ích và quan điểm khác biệt của các quốc gia thành viên, đặc biệt là của Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ làm suy yếu sự gắn kết của BRICS và hạn chế hiệu quả của khối này.

Source: cafef.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Ấn Độ cho biết không có kế hoạch chấm dứt sự phụ thuộc vào đô la và sẽ sử dụng đồng tiền này cho hoạt động thương mại và các giao dịch khi nó vẫn là công cụ thanh toán cần thiết.
3 tuần trước - Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã chính thức cắt giảm lãi suất 0,5% như kỳ vọng của giới đầu tư. Trước đó, một thời gian dài Fed duy trì lãi suất ở mức cao được cho là đã làm xáo trộn dòng vốn toàn cầu khi có sự dịch chuyển về các thị...
1 tuần trước - Trung Đông một lần nữa lại đứng trước bờ vực của một cuộc chiến khốc liệt giữa hai đối thủ truyền kiếp đối đầu nhau trong suốt 45 năm qua.
1 tháng trước - Phi đô la hoá không phải là sự kiện “thiên nga đen” - thuật ngữ chỉ những sự kiện bất ngờ, hiếm thấy và ảnh hưởng lớn đến thế giới. Trên thực tế, xu hướng này đang diễn ra ngay trước mắt nhưng hầu hết mọi người đều không nhận ra.
1 tháng trước - USD đang rơi vào xu hướng yếu đi khó có thể tránh được, khiến lợi thế cũng như quyền lực mềm của Mỹ suy giảm. Trung Quốc đối mặt với suy giảm tăng trưởng nhưng vẫn đang mạnh lên.
Xem tin bài khác
3 phút trước - Công tác vào trường học kiểm tra xe máy của CSGT nhận được sự đồng tình từ người dân.
3 phút trước - Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra các dự án/gói thầu liên quan đến Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và hệ sinh thái.
3 phút trước - Theo EuroCham, một trong những vấn đề doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện càng sớm càng tốt trong bối cảnh các tiêu chuẩn xanh đang khắt khe hơn, là tăng cường ứng dụng truy xuất nguồn gốc bền vững ngay từ đầu để tạo "hộ chiếu xanh" cho...
3 phút trước - Dự án Nhiệt điện khí LNG Quỳnh Lập là 1 trong 14 dự án nhiệt điện sử dụng khí LNG thuộc danh mục các dự án nguồn điện quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành Điện tới năm 2030.
3 phút trước - Thủ tướng đã khẳng định, đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam có ý nghĩa chiến lược, đặc biệt quan trọng, mở ra không gian phát triển mới và tạo nguồn lực mới.