ttth247.com

Các tác giả 'siêu năng suất' bài báo quốc tế bị nghi ngờ: Những người Việt nào bị điểm tên?

Tạp chí Scientometrics thuộc nhà xuất bản Springer Nature, vừa đăng tải nghiên cứu về danh sách các tác giả siêu năng suất (công bố hơn 60 bài/năm). Theo Nature, sự gia tăng nhanh chóng số lượng tác giả siêu năng suất gây lo ngại cho cộng đồng khoa học thế giới.

"Tác giả có hành vi xuất bản cực đoan"

Bài nghiên cứu có tên "Evolving patterns of extreme publishing behavior across science" (tạm dịch: Các mô hình đáng tiến triển của hành vi xuất bản cực đoan trong khoa học) vừa được công bố ngày 26-7. Đây là công trình nghiên cứu của nhóm tác giả John PA Ioannidis (Đại học Stanford, Mỹ), Thomas A. Collins (Elsevier, Mỹ) và Jeroen Bass (Elsevier, Hà Lan).

GS John Ioannidis và cộng sự cũng là những người công bố bảng xếp hạng "top 100.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới" dựa trên số lượt trích dẫn từ năm 2019 đến nay.

Trong công trình mới công bố, Ioannidis và cộng sự đã thống kê tất cả các bài nghiên cứu, bài báo tổng quan và báo cáo hội nghị được lập chỉ mục trong cơ sở dữ liệu Scopus từ năm 2000 đến 2022 để đánh giá sự tiến triển của hành vi xuất bản cực đoan ở khắp các quốc gia và lĩnh vực khoa học.

Hành vi xuất bản cực đoan được nhóm nghiên cứu định nghĩa là có trên 60 công bố (bài nghiên cứu, bài báo tổng quan, báo cáo hội nghị) được Scopus lập chỉ mục trong vòng 1 năm.

Nhóm nghiên cứu nghi ngờ rằng không phải tất cả công bố của các tác giả siêu năng suất đều là thành quả của lao động chân chính. Một số tác giả có sản lượng công bố "khủng" có thể "hợp tác" với những người khác để thường xuyên ghi tên của họ vào các bài báo dưới hình thức như thỏa thuận liên kết, tác giả quà và những hành vi gian dối khác.

Tháng 12-2023, Nature từng đưa tin về nghiên cứu của GS John Ioannidis từ khi công trình này mới ở dạng tiền ấn phẩm. Theo Nature, John Ioannidis chia sẻ: "Tôi nghi ngờ rằng các hoạt động nghiên cứu đáng nghi vấn và gian lận có thể lý giải cho một số hành vi xuất bản cực đoan nhất. Dữ liệu của chúng tôi là điểm khởi đầu để thảo luận về những vấn đề này trên toàn bộ các lĩnh vực khoa học".

Chưa đầy một thập kỷ, số tác giả siêu năng suất tăng gấp bốn lần

Số tác giả siêu năng suất đã tăng gấp bốn lần so với cách đây chưa đầy một thập kỷ. Trong đó, nhiều nhà khoa học trung bình cứ 5 ngày, kể cả cuối tuần, lại công bố một bài báo mới.

Theo nghiên cứu của GS John Ioannidis và cộng sự, Ả Rập Saudi và Thái Lan là hai nước sự gia tăng mạnh nhất về số lượng tác giả siêu năng suất trong vài năm qua. Sự gia tăng này làm dấy lên mối lo ngại rằng một số nhà khoa học đang dùng đến những cách thức đáng ngờ để xuất bản thêm các bài báo.

Nhóm nghiên cứu đã tách riêng các tác giả thuộc lĩnh vực vật lý, những người có xu hướng đứng tên số lượng lớn công bố vì văn hóa đứng tên tác giả bài báo trong lĩnh vực vật lý khác với các lĩnh vực khác.

Trong công trình vừa công bố trên tạp chí Scientometrics, nhóm nghiên cứu cho biết họ đã xác định được 3.191 tác giả siêu năng xuất trong khắp các lĩnh vực khoa học không bao gồm vật lý, và 12.624 tác giả như vậy trong lĩnh vực vật lý.

Trong khi lĩnh vực vật lý có số lượng tác giả siêu năng suất cao hơn nhiều trong quá khứ, thì vào năm 2022, số lượng tác giả siêu năng suất gần tương đương giữa các lĩnh vực không phải vật lý và vật lý (1.226 so với 1.480 tác giả).

Trừ lĩnh vực vật lý, Trung Quốc có nhiều tác giả siêu năng suất nhất, theo sau là Mỹ. Tốc độ gia tăng số lượng tác giả siêu năng suất nhanh nhất trong giai đoạn 2016-2022 (tăng 5-19 lần) diễn ra ở Thái Lan, Ả Rập Saudi, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Ý, Nga, Pakistan và Hàn Quốc.

Không tính lĩnh vực vật lý, hầu hết các tác giả diêu năng suất nghiên cứu trong lĩnh vực y học lâm sàng, nhưng từ năm 2016 đến 2022, tốc độ gia tăng nhanh nhất (hơn 6 lần) được ghi nhận ở các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp, sinh học, toán học và thống kê.

Các tác giả siêu năng suất chiếm 4.360 trong số 10.000 người được trích dẫn nhiều nhất (dựa trên số lượt trích dẫn thô) trong khắp các lĩnh vực nghiên cứu.

Trong khi hầu hết tác giả thuộc lĩnh vực vật lý có hành vi xuất bản cực đoan có chỉ trích dẫn tổng hợp khiêm tốn sau khi điều chỉnh theo số lượng đồng tác giả và vị trí tác giả, thì 67% tác giả siêu năng suất trong các lĩnh vực ngoài vật lý vẫn nằm trong top 2% theo chỉ số này.

Nhiều tác giả siêu năng suất từ Việt Nam

Tháng 6-2024, GS John Ioannidis cùng cộng sự đã công bố dữ liệu chi tiết về các tác giả siêu năng suất trong 4 danh sách: 1. Danh sách tác giả siêu năng suất (công bố ít nhất 73 bài/năm) không bao gồm lĩnh vực vật lý; 2. Danh sách tác giả "gần siêu năng suất" (công bố ít nhất 61-72 bài/năm) không bao gồm vật lý; 3. Danh sách tác giả siêu năng suất (công bố ít nhất 73 bài/năm) lĩnh vực vật lý; 4. Danh sách tác giả "gần siêu năng suất" (công bố ít nhất 61-72 bài/năm) lĩnh vực vật lý.

Những người từ Việt Nam có tên trong danh sách tác giả siêu năng suất không bao gồm lĩnh vực vật lý: GS.TS Trần Xuân Bách (Trường đại học Y Hà Nội), TS Võ Nguyễn Đại Việt và TS Bạch Long Giang (Trường đại học Nguyễn Tất Thành), TS Nguyễn Phước Minh (Trường đại học Thủ Dầu Một) và Iraj Sadegh Amiri (Trường đại học Tôn Đức Thắng).

Danh sách tác giả "gần siêu năng suất" không bao gồm vật lý có nhiều người từ Việt Nam: GS.TS Trần Xuân Bách (Trường đại học Y Hà Nội), TS Võ Nguyễn Đại Việt (Trường đại học Nguyễn Tất Thành), GS.TS Võ Xuân Vinh(Đại học Kinh tế TP.HCM), TS Nguyễn Văn Huy (Trường đại học Bình Dương), TS Phạm Bảo Quốc (Trường đại học Thủ Dầu Một), TS Nguyễn Minh Đức (Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch), Iraj Sadegh Amiri (Trường đại học Tôn Đức Thắng), Hossein Moayedi(Trường đại học Duy Tân) và Michael Tirant (Trường đại học Y Hà Nội).

Danh sách tác giả siêu năng suất từ Việt Nam, lĩnh vực vật lý, gồm: PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Vân (Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành - ICISE) và Preecha Yupapin (Trường đại học Văn Lang).

Danh sách tác giả "gần siêu năng suất" từ Việt Nam, lĩnh vực vật lý, gồm: PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Vân (Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành - ICISE), Preecha Yupapin (Trường đại học Văn Lang và Ahmad Shafee (Trường đại học Duy Tân).

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Vân, người có tên trong danh sách tác giả 'siêu năng suất', cho rằng việc đặt các nhà vật lý vào những tác giả 'siêu năng suất' đáng nghi ngờ là không phù hợp và gây hiểu lầm.
1 tuần trước - Để khuyến khích sinh viên, các trường đại học đều xét và cấp học bổng học tập, học bổng doanh nghiệp, học bổng nghiên cứu khoa học… sau mỗi học kỳ, năm học. Cần làm gì để chinh phục những suất học bổng này?
1 tuần trước - Dẹp hàng rong trước cổng trường vừa tránh ngộ độc thực phẩm, vừa hạn chế học sinh ganh đua xài tiền, ăn vặt không cần thiết.
1 tuần trước - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông chi gói hỗ trợ 500 triệu đồng cùng 2.000 suất ăn miễn phí, nhiều trường khác đang thống kê sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão Yagi hỗ trợ.
1 tháng trước - Khi xuất bản quyển sách '8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo (AI)' vào năm 2019, tác giả người Hàn Quốc Lee Ji-sung đưa ra lời cảnh báo từ năm 2030 đến cuối thế kỷ 21 hàng tỉ người trên thế giới sẽ bị AI 'cướp' công ăn việc làm.
Xem tin bài khác
2 giờ trước - MỸ - Sau khi cùng con “đánh vật“ với mấy trang bài tập rồi cả hai òa khóc vì quá căng thẳng, người mẹ quyết định gửi thư cho giáo viên bày tỏ quan điểm không muốn cô giao bài tập về nhà cho con tuổi mẫu giáo.
4 giờ trước - Em thấy không hợp với Luật nên đang tìm hiểu ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, mong mọi người cho lời khuyên.
5 giờ trước - Đó là chia sẻ của ông Luke Turner, giám đốc điều hành Trường song ngữ quốc tế Emasi Nam Long, TP.HCM, về việc tổ chức "Tuần lễ sẻ chia" hướng về vùng bão lũ cho học sinh.
7 giờ trước - Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
8 giờ trước - Huân chương Cành cọ hàn lâm ghi nhận nỗ lực không ngừng nghỉ của TS Phan Thị San Hà trong việc xây dựng và phát triển Trung tâm CARE, cũng như bồi đắp mối quan hệ giữa Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) và các đối tác Pháp.