ttth247.com

Nhà nghiên cứu Việt Nam có tên trong danh sách tác giả 'siêu năng suất' nói gì?

Bài báo "Các tác giả "siêu năng suất" bài báo quốc tế bị nghi ngờ: những người Việt nào bị điểm tên?" đăng trên Tuổi Trẻ ngày 3-4 đã thu hút sự quan tâm của dư luận, đặc biệt là cộng đồng khoa học Việt Nam.

PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Vân (nghiên cứu viên cao cấp Trung tâm vật lý lý thuyết, Viện vật lý - Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) là một trong số người Việt có tên trong danh sách tác giả 'siêu năng suất'.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Vân nói: 

- Theo nghiên cứu công bố, từ năm 2000 - 2022 tôi có tên trong tổng cộng 202 bài báo khoa học. Trong đó, từ năm 2012 - 2013 là 180 bài, như vậy khoảng 10 năm còn lại chỉ có hơn 20 bài.

Thực tế 180 bài báo khoa học trong năm 2012 và 2013 là những bài báo thuộc thí nghiệm ATLAS-LHC (một trong hai thí nghiệm LHC lớn nhất), lúc tôi thực hiện luận án tiến sĩ của mình tại Pháp và bởi vậy địa chỉ trong các bài báo của tôi là địa chỉ cơ quan khoa học của Pháp (CEA, Saclay), không liên quan đến địa chỉ Việt Nam.

Trong thời gian tôi làm nghiên cứu không chỉ một mình tôi tham gia thí nghiệm ATLAS-LHC. Cùng với CMS-LHC, đây là hai thí nghiệm lớn nhất trên thế giới, mỗi thí nghiệm có đến hơn 40 nước (đa số là các nước phát triển Âu - Mỹ) tham gia.

Một bài báo của thí nghiệm ATLAS-LHC mà tôi tham gia có hơn 3.000 tác giả, chứ không phải ít tác giả. Sau khi tôi làm xong tiến sĩ ở Pháp về tôi không có quyền tham gia thí nghiệm LHC nữa, do Việt Nam không phải là nước thành viên. Chính vì vậy, 10 năm sau tôi chỉ có hơn 20 bài công bố khoa học.

Trong thời gian này ngoài tôi còn có một số đồng nghiệp người Việt tham gia thí nghiệm. Chúng tôi đều làm trên danh nghĩa của các cơ quan khoa học tại các nước phát triển Âu - Mỹ cho nên không có địa chỉ của Việt Nam được ghi trong các công bố khoa học liên quan LHC của chúng tôi.

Như vậy con số thống kê 180 bài báo có tên tôi nêu trên phải thống kê tôi là tác giả từ Pháp. Bởi vậy bài báo trên Tuổi Trẻ liệt kê tôi có các công bố với tư cách là tác giả từ Việt Nam là không đúng và có thể gây hiểu lầm trong dư luận.

* Nhóm nghiên cứu của GS John PA Ioannidis (ĐH Stanford, Mỹ) đã tách riêng các tác giả thuộc lĩnh vực vật lý, những người có xu hướng đứng tên số lượng lớn công bố vì văn hóa đứng tên tác giả bài báo trong lĩnh vực vật lý khác với các lĩnh vực khác. Là nhà vật lý có tên trong sách này, nhận định của bà ra sao?

- Trong bài báo, nhóm nghiên cứu của GS John PA Ioannidis đã tách riêng các nghiên cứu của ngành vật lý. Bởi ngành vật lý, đặc biệt như vật lý năng lượng cao, có đặc thù riêng có những thí nghiệm tầm cỡ lớn như ATLAS-LHC, với hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tác giả từ hàng chục nước tham gia. Nên việc lĩnh vực vật lý có nhiều công bố là chuyện bình thường từ trước tới nay. Đây là đặc thù mà các lĩnh vực khác nói chung không có.

Do vậy mỗi bài báo là công trình chung của hàng nghìn người nên không thể tính cho riêng một người để khẳng định người đó có siêu công bố, ví dụ một người một năm có 100 bài, chia cho 3.000 tác giả thì hệ số đóng góp của một tác giả là rất thấp, 100/3.000 tác giả, nên không thể nói là "tác giả có siêu công bố" được.

Điều này cũng được bài báo bằng tiếng Anh ghi rõ: "Trong khi những bài báo của tác giả ngành vật lý có hệ số trích dẫn tính theo trung bình tác giả cực kỳ thấp, nhưng các ngành không phải vật lý lại có hệ số cực kỳ cao. Bởi, số tác giả trong bài báo ngành vật lý là nhiều. Do vậy nhóm nghiên cứu không nghi ngờ ngành vật lý bởi nó có đặc thù riêng như đã nói trên".

* Bà có thể chia sẻ thêm về những đóng góp cụ thể của mình trong dự án LHC. Để đứng tên trong công bố khoa học của LHC, tác giả phải thỏa mãn điều kiện gì?

- Đối với những thí nghiệm lớn trong lĩnh vực vật lý này mỗi cá nhân đều phải có đóng góp tới mức nhất định thì mới được đứng tên tác giả công bố chung, không phải cá nhân thích đứng tên tác giả là được.

Mỗi người phải đóng góp thỏa mãn các tiêu chí được quy định từ trước (được một hội đồng thông qua) mới trở thành tác giả của bài báo. Tất cả các tiêu chí đánh giá đều công khai trong tập thể các thành viên của thí nghiệm.

Tác giả ghi địa chỉ nào thì cơ quan chủ quản tương ứng phải có đóng góp về mặt chuyên môn và tài chính... Kể cả thầy muốn ghi tên học trò vào đứng tên tác giả bài báo cũng không được. Tôi bắt đầu làm nghiên cứu sinh tiến sĩ năm 2008, sau gần ba năm mới bắt đầu được đứng tên trên bài báo vì lúc đó mới hoàn thành các nghĩa vụ và yêu cầu thực hiện.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Một nghiên cứu mới công bố về các tác giả siêu năng suất gây lo ngại cho cộng đồng khoa học thế giới. Đáng chú ý trong danh sách này có nhiều người từ Việt Nam.
1 tháng trước - TS Nguyễn Hoàng Chinh cho biết như vậy khi được hỏi về bài báo khoa học quốc tế mà ông là đồng tác giả vừa bị gỡ bỏ. Ông Chinh từng là người trẻ nhất được trao giải Quả cầu vàng khi mới 30 tuổi.
3 tuần trước - Năm 2024 có 19 nhà khoa học từ VN có tên trong bảng xếp hạng 'các nhà khoa học xuất sắc nhất' của trang Research.com. Bảng xếp hạng này thực sự có giá trị?
1 tháng trước - Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu - phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM, hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục giả mạo tùy theo mức độ nghiêm trọng thì người sử dụng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
1 tháng trước - Theo thông tư 08 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, người học sử dụng hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ giả làm điều kiện trúng tuyển hoặc điều kiện tốt nghiệp sẽ bị buộc thôi học; văn bằng tốt nghiệp nếu đã được cấp sẽ bị thu hồi, hủy bỏ.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - MỸ - Sau khi cùng con “đánh vật“ với mấy trang bài tập rồi cả hai òa khóc vì quá căng thẳng, người mẹ quyết định gửi thư cho giáo viên bày tỏ quan điểm không muốn cô giao bài tập về nhà cho con tuổi mẫu giáo.
4 giờ trước - Em thấy không hợp với Luật nên đang tìm hiểu ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, mong mọi người cho lời khuyên.
5 giờ trước - Đó là chia sẻ của ông Luke Turner, giám đốc điều hành Trường song ngữ quốc tế Emasi Nam Long, TP.HCM, về việc tổ chức "Tuần lễ sẻ chia" hướng về vùng bão lũ cho học sinh.
7 giờ trước - Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
8 giờ trước - Huân chương Cành cọ hàn lâm ghi nhận nỗ lực không ngừng nghỉ của TS Phan Thị San Hà trong việc xây dựng và phát triển Trung tâm CARE, cũng như bồi đắp mối quan hệ giữa Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) và các đối tác Pháp.