ttth247.com

Cách bổ sung dinh dưỡng sau tiêm vaccine

Rau xanh, gừng, tỏi, trái cây, các loại hạt giúp cơ thể bổ sung nhóm vi chất cần thiết, giảm mệt mỏi sau tiêm chủng.

Bác sĩ Lê Thị Trúc Phương, chuyên viên y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC khuyến cáo như trên, thêm rằng sau khi tiêm vaccine, cơ thể có thể đau nhức tại vết tiêm, đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi. Những tác dụng phụ này sẽ biến mất sau 1-2 ngày, có thể được hạn chế nhờ chế độ ăn uống cân bằng và nghỉ ngơi hợp lý trước, sau chủng ngừa. Dưới đây là các thực phẩm nên bổ sung sau khi tiêm vaccine.

Rau xanh

Các loại rau lá xanh cung cấp nhiều chất xơ, vitamin A, C, K, folate... hỗ trợ hệ thống miễn dịch đáp ứng với vaccine hiệu quả hơn. Một số loại rau nên sử dụng gồm cải xoăn, súp lơ xanh, rau chân vịt...

Món ăn chế biến từ nhiều loại rau, quả giúp cơ thể bổ sung dưỡng chất lành mạnh. Ảnh: Vecteezy

Món ăn chế biến từ nhiều loại rau, quả giúp cơ thể bổ sung dưỡng chất lành mạnh. Ảnh: Vecteezy

Gừng

Gừng chứa các hoạt chất và enzym giúp làm ấm cơ thể, hỗ trợ lưu lượng máu, tăng hạ huyết áp, giảm cảm lạnh, đau đầu, đau khớp và giảm căng thẳng. Pha trà gừng hoặc thêm gừng vào trà để uống sẽ tạo cảm giác thư giãn, giảm đau nhức, mệt mỏi, sốt sau khi tiêm vaccine.

Tỏi

Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia, tỏi chứa hoạt chất Allicin, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Tỏi được ứng dụng trong điều trị một số bệnh như: huyết áp cao, cholesterol cao, tim mạch và góp phần ngừa ung thư. Ngoài ra, tỏi là nguyên liệu tự nhiên, có thể ổn định sức khỏe tim mạch sau tiêm chủng.

Trái cây tươi

Tương tự rau xanh, trái cây chứa lượng chất xơ, khoáng chất và những thành phần chống oxy hóa dồi dào. Đặc biệt, những loại quả giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi, quýt, ớt chuông... giúp tăng cường sức đề kháng, giúp giảm bớt các triệu chứng sốt.

Nước

Thiếu nước góp phần tăng nặng cơn đau đầu sau tiêm vaccine. Mất nước nhiều có thể dẫn đến ngất xỉu, mất ý thức. Do đó, việc bổ sung đủ nước trong quá trình tiêm và sau tiêm rất quan trọng. Bạn có thể sử dụng nước lọc, nước ép trái cây nguyên chất, các loại trà hoặc đồ uống khác không quá nhiều đường trước lẫn sau chủng ngừa.

Gia đình nên ưu tiên thực phẩm có hàm lượng nước cao. Cơ thể được bổ sung đủ nước sẽ giúp duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, giúp tinh thần thư thái, thoải mái hơn. Một số loại quả chứa nhiều nước như dưa hấu, dưa chuột, dứa, chanh leo...

Nên uống đủ nước để hạn chế phản ứng phụ nặng sau tiêm chủng. Ảnh: Vecteezy

Nên uống đủ nước để hạn chế phản ứng phụ nặng sau tiêm chủng. Ảnh: Vecteezy

Thịt ức gà

Trung bình một phần thịt ức gà (có da) 100 g cung cấp 172 calo với 21 g protein và 9 g lipid, lượng chất béo thấp hơn so với thịt lợn và bò. Trong thịt ức gà chứa axit amin cysteine giúp phá vỡ chất nhầy và có tác dụng kháng virus, chống viêm và chống oxy hóa. Sau khi tiêm vaccine, người tiêm ăn các món chế biến từ thịt ức gà để bổ sung dinh dưỡng, cung cấp vitamin, khoáng chất.

Các loại hạt

Các loại hạt như lạc, hạnh nhân, điều... là món ăn vặt lành mạnh, thay thế cho thực phẩm đã qua chế biến. Chúng cung cấp chất xơ, chất béo tốt và nhiều loại hợp chất thực vật giúp giảm viêm.

Về cách chế biến, bác sĩ Trúc Phương hướng dẫn chọn thực phẩm tươi sống, không dùng thịt động vật chết do bệnh tật. Món ăn cần nấu chín kỹ, đun sôi, không ăn khi thực phẩm chưa chín như: ăn tái, tiết canh, trứng sống... Quá trình chế biến thực phẩm chú ý vệ sinh dao thớt và rửa tay bằng xà phòng trước, trong, sau khi xử lý.

Trước tiêm vaccine, bạn nên ăn nhẹ như một phần sữa chua và trái cây, một phần hạt khoảng 50 g. Hành động cần tránh là nhịn đói, bỏ bữa, đặc biệt người sợ kim tiêm hoặc có tiền sử cảm thấy choáng váng hay ngất xỉu khi chủng ngừa.

Sau khi tiêm nên chia nhỏ bữa ăn, sử dụng thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo đậu xanh nấu thịt, cháo hành nấu thịt, súp gà, súp cua... để dễ tiêu hóa, hấp thu hơn. Trường hợp sốt cao, đau nhiều có thể uống thuốc hạ sốt thông thường.

Tùy theo cơ địa, vaccine sẽ có phản ứng khác nhau, vì vậy cần theo dõi tối thiểu 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà, nếu có biểu hiện bất thường cần thông báo hoặc đến ngay cơ sở y tế.

Mộc Thảo

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn vaccine tại đây để bác sĩ trả lời.

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo: Trẻ em có sức đề kháng yếu có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi cao hơn 40%, và đây là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Và đây là những dấu hiệu cho thấy sức đề kháng của bé...
3 tuần trước - Người từ 50 tuổi trở lên bước vào quá trình lão hóa, tăng nguy cơ ung thư, có thể giảm thiểu nhờ tiêm vaccine, tầm soát bệnh và có lối sống lành mạnh.
4 ngày trước - Ngủ đủ giấc, uống nhiều nước, tránh stress, vận động thường xuyên giúp tăng cường máu lên não, hạn chế nguy cơ tổn thương, bảo vệ mạch máu não khỏe mạnh.
1 tháng trước - Con tôi sắp bước vào năm học mới. Hàng năm dịp này, bé thường mắc các bệnh hô hấp vì thời tiết miền Bắc chuyển mùa.
3 tuần trước - Biểu hiện ban đầu của sởi là sốt, ho và chảy nước mũi, còn sốt phát ban là nổi ban đỏ hoặc hồng sau sốt, cách điều trị cả hai bệnh là giảm triệu chứng.
Xem tin bài khác
20 phút trước - Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và cột sống Hoàn Mỹ, Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ vừa tổ chức hội thảo “Thay khớp háng ca khó, hội chẩn cùng chuyên gia”.
20 phút trước - Hà Nội- Anh Nam, 42 tuổi, sốt cao, đau đầu, mệt, uống thuốc paracetamol hạ sốt, một tuần sau bệnh nặng vào viện bác sĩ chẩn đoán tổn thương phổi, tăng men gan.
20 phút trước - Theo PGS Nguyễn Quang, chủ tịch Hội Y học giới tính Việt Nam, xác định lại giới tính là một việc làm mang tính nhân văn, bảo đảm mỗi người được sống đúng với giới tính của mình.
50 phút trước - Anh Đ.P.D (29 tuổi, ngụ TP.HCM) làm việc tại một xưởng in, vài tháng gần đây anh cảm thấy cột sống bị đau thắt, trong một lần đang đứng thì bất ngờ ngã quỵ xuống đất.
50 phút trước - Mốc 2 tháng tuổi là thời điểm vàng bé cần được tiêm ngừa vaccine 6 trong 1 để phòng 6 bệnh nguy hiểm là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib. Để bé được bảo vệ sớm và tối ưu nhất, ba mẹ đừng trì hoãn hoặc...