ttth247.com

Cách điều trị sa bàng quang ở nữ giới

Bác sĩ có thể điều trị sa bàng quang bằng nhiều phương pháp như tập sàn chậu, laser vùng chậu, đặt vòng nâng âm đạo, phẫu thuật.

Sa bàng quang là tình trạng chỉ xảy ra ở nữ giới, khi bàng quang tụt xuống khỏi vị trí ban đầu về phía âm đạo, do tổn thương hoặc suy yếu mô liên kết thành trước âm đạo.

TS.BS Lê Phúc Liên, Trưởng đơn vị Niệu Nữ, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm lão hóa do tuổi tác, giảm nồng độ hormone estrogen sau mãn kinh, sinh nở nhiều lần, thừa cân - béo phì, tình trạng tăng áp lực ổ bụng mạn tính như ho mạn tính, táo bón, thường xuyên mang vật nặng...

Mức độ sa càng lớn, bàng quang bị đẩy xuống âm đạo càng nhiều khiến người bệnh có các triệu chứng như tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu gấp, tiểu khó. Đôi khi người bệnh cần đẩy khối sa bàng quang vào bên trong âm đạo mới có thể đi tiểu hết, cảm giác vướng víu, khó chịu ở vùng kín. Trường hợp nặng có thể bí tiểu, ứ nước thận gây tổn thương thận.

Theo bác sĩ Liên, tùy mức độ, sa bàng quang có thể được điều trị bằng các phương pháp như sau:

Tập sàn chậu: Bài tập giúp cải thiện sức mạnh của nhóm cơ sàn chậu, cải thiện khả năng giữ cố định bàng quang. Bài tập có thể thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ với máy tập sàn chậu hoặc tự tập luyện tại nhà. Tập sàn chậu có hiệu quả với trường hợp sa bàng quang mức độ nhẹ.

Bác sĩ Phúc Liên tư vấn về cách điều trị sa bàng quang. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Bác sĩ Phúc Liên tư vấn về cách điều trị sa bàng quang. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Laser vùng chậu: Bác sĩ sử dụng năng lượng laser kích thích sản sinh estrogen, collagen để làm dày thành âm đạo, cải thiện độ đàn hồi, giúp cơ sàn chậu săn chắc, nâng cao khả năng giữ cố định bàng quang.

Đặt vòng nâng âm đạo: Đây là dụng cụ nhỏ, chất liệu silicon hoặc nhựa, được đặt vào âm đạo nhằm nâng giữ cố định vị trí bàng quang. Vòng nâng âm đạo là giải pháp tạm thời, dành cho trường hợp không muốn hoặc không thể phẫu thuật và tái phát nhiều lần. Vòng nâng âm đạo có một số hạn chế như khiến người mang khó chịu, có thể rơi ra, gây loét da, nhiễm trùng âm đạo.

Phẫu thuật: Bác sĩ đặt vật liệu y khoa dạng lưới nhằm nâng và đưa bàng quang về vị trí sinh lý ban đầu, rồi khâu cố định, có thể tiếp cận từ âm đạo hoặc đường ngã bụng. Phẫu thuật thường được chỉ định khi các phương pháp điều trị sa bàng quang không xâm lấn hoặc ít xâm lấn khác không có hiệu quả.

Sa bàng quang không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn gây ra một số vấn đề sức khỏe. Khối sa có thể bị nhiễm trùng do tiếp xúc với môi trường bên ngoài, dẫn đến lở loét, nhiễm trùng đường tiểu. Do khó làm rỗng bàng quang nên người bệnh nữ có nguy cơ biến chứng thận ứ nước, suy giảm chức năng thận.

Bác sĩ Liên khuyến cáo phụ nữ có các triệu chứng cảnh báo, nhất là khối sa lộ hẳn ra ngoài, cần đến bệnh viện điều trị, tránh để lâu làm phát sinh biến chứng. Để phòng ngừa, phụ nữ nên duy trì cân nặng phù hợp, ăn nhiều rau xanh và trái cây để tránh táo bón, điều trị ho mạn tính (nếu có), hạn chế mang vật nặng. Thường xuyên tập sàn chậu, nhất là sau khi sinh giúp tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu.

Thắng Vũ

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh tiết niệu tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
5 ngày trước - Són tiểu gây nhiều phiền toái, bất tiện, ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng sống của phụ nữ nhưng nhiều người ngại điều trị.
1 tháng trước - Khoảng 40% phụ nữ từ 40 tuổi bị sa tử cung, bàng quang, trực tràng, ruột qua ngả âm đạo, gây nhiều trở ngại, phiền toái trong sinh hoạt, không ít người mặc cảm không dám đi khám.
2 tuần trước - Bài tập kegel tăng cường cơ sàn chậu bị suy yếu, cải thiện chứng tiểu không tự chủ và các rối loạn chức năng tình dục ở cả hai giới.
3 tuần trước - Táo bón là một dạng rối loạn tiêu hóa, rất phổ biến trên thế giới. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng gặp nhiều nhất ở người lớn tuổi (trên 65 tuổi), trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Đại tiện ít hơn 3 lần một tuần được xem là táo bón.
3 ngày trước - Nghiên cứu mới ở Mỹ cho thấy nhiều người trẻ bị cao huyết áp nhưng không biết mình mắc bệnh, nguy cơ dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Xem tin bài khác
30 phút trước - Anh Đ.P.D (29 tuổi, ngụ TP.HCM) làm việc tại một xưởng in, vài tháng gần đây anh cảm thấy cột sống bị đau thắt, trong một lần đang đứng thì bất ngờ ngã quỵ xuống đất.
30 phút trước - Mốc 2 tháng tuổi là thời điểm vàng bé cần được tiêm ngừa vaccine 6 trong 1 để phòng 6 bệnh nguy hiểm là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib. Để bé được bảo vệ sớm và tối ưu nhất, ba mẹ đừng trì hoãn hoặc...
39 phút trước - Thiếu vận động, không uống đủ nước, ăn nhiều đồ ngọt... là những thói quen hàng ngày của nhiều người đang ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe tổng thể.
1 giờ trước - Thời gian qua, Bộ Y tế liên tiếp phát cảnh báo về tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Trong đó, không ít vụ việc bị khởi tố liên quan đến việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh.
1 giờ trước - Nhật Bản đối mặt khủng hoảng dân số bởi số trẻ sơ sinh giảm, dân số già và tổng số cư dân giảm.