ttth247.com

Cách phòng bệnh sởi ở trường học, nhà trẻ

Trẻ nên tiêm vaccine đúng lịch, sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc để tăng đề kháng, tránh lây nhiễm sởi trong nhà trẻ, trường học.

Bác sĩ Phạm Hồng Thuyết, Quản lý Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, cho biết như trên trong bối cảnh TP HCM ghi nhận 5 ổ dịch sởi tại 5 trường tiểu học, gần 15 ca mắc. Theo bác sĩ, bệnh sởi dễ lây lan ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng sức khỏe gây gián đoạn học tập. Phụ huynh và nhà trường nên kết hợp phòng bệnh cho con thông qua các biện pháp sau:

Tiêm vaccine

Bệnh sởi có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm não, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Năm 2014, khi dịch sởi xảy ra trên quy mô lớn, Việt Nam có khoảng 140 trẻ nhỏ tử vong do sởi, trên 500 trường hợp bị biến chứng viêm não sau mắc sởi. Hồi tháng 7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận tỷ lệ tiêm chủng thấp gây dịch sởi ở 103 quốc gia trong 5 năm, nhấn mạnh vaccine là biện pháp phòng sởi hiệu quả nhất.

Vaccine cần tiêm đủ hai liều, hiệu quả đến 98%. Hiện vaccine ngừa sởi tại Việt Nam gồm mũi sởi đơn, sởi - rubella và sởi - quai bị - rubella, chỉ định cho trẻ từ 9 tháng tuổi, người lớn.

Bác sĩ khuyến cáo trẻ 4-6 tuổi cần nhắc lại mũi sởi - quai bị - rubella để tăng hiệu quả miễn dịch, tùy lịch chủng ngừa trước đó. Người lớn chưa tiêm hoặc không nhớ lịch sử chủng ngừa cần tiêm hai mũi. Phụ nữ hoàn thành phác đồ chủng ngừa trước mang thai ba tháng.

Khử khuẩn

Virus sởi lây theo đường hô hấp, thông qua các giọt bắn dịch tiết từ đường hô hấp của người bệnh hoặc qua tiếp xúc trực tiếp đồ vật, đồ chơi có dính mầm bệnh. Tuy nhiên, virus khó tồn tại trong môi trường, khi gặp thuốc sát trùng thì bị bất hoạt.

Nhà trường và lớp học cần thường xuyên lau sàn nhà, bàn ghế, nắm đấm cửa, vật dụng đồ chơi, khu vệ sinh chung. Nên sử dụng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn thông thường hoặc dung dịch khử trùng có chứa Clo với nồng độ 0,5% Clo hoạt tính. Phòng học, phòng ngủ tăng thông khí, đầy ánh sáng tự nhiên bằng cách mở cửa sổ, cửa ra vào.

Môi trường lớp học đông đúc, dễ lây truyền mầm bệnh, cần vệ sinh, khử khuẩn thường xuyên. Ảnh minh họa: Vecteezy

Môi trường lớp học đông đúc, dễ lây truyền mầm bệnh, cần vệ sinh, khử khuẩn thường xuyên. Ảnh minh họa: Vecteezy

Vệ sinh thường xuyên

Vệ sinh cũng là biện pháp phòng sởi hiệu quả. Phụ huynh và thầy cô cần hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng sau khi vui chơi, đi vệ sinh và trước khi ăn. Ngoài ra, gia đình cần cho trẻ tắm hàng ngày, thay quần áo sạch sẽ để phòng virus sởi.

Cân bằng dinh dưỡng cho trẻ

Dinh dưỡng rất quan trọng phòng ngừa bệnh sởi. Bác sĩ Thuyết khuyến cáo trẻ ăn đủ ba bữa chính và các bữa phụ nếu cần thiết, hạn chế thức ăn nhanh. Bữa ăn nên có bốn nhóm thực phẩm bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất; tăng cường thực phẩm giàu chất xơ. Trẻ cần tập thói quen không ăn quà vặt, thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt, bổ sung đủ vitamin A khi mắc sởi để tránh loét giác mạc, mù mắt.

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Trẻ cần có lịch sinh hoạt khoa học, đúng giờ giấc, không thức khuya và dậy muộn, ngủ trưa đầy đủ. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng giúp trẻ khỏe mạnh, tỉnh táo và tập trung học tập. Trẻ ở tuổi mầm non cần ngủ 10-13 giờ, tiểu học và trung học cơ sở khoảng 9-11 giờ ngủ, học sinh trung học phổ thông cần 8-10 giờ mỗi ngày.

Nghỉ học khi có triệu chứng nghi sởi

Trẻ mắc sởi phải nghỉ học để tránh lây lan cho trẻ khác trong lớp. Song song, gia đình thông báo ngay cho nhà trường, trạm y tế phường, xã, thị trấn để phối hợp xử lý.

Nhân viên phụ trách công tác y tế trường học rà soát những người tiếp xúc với trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh sởi. Việc này giúp xác định tiền sử tiêm chủng và hướng dẫn chủng ngừa kịp thời. Bên cạnh đó, nhà trường cần vệ sinh, khử khuẩn lớp học.

Mộc Thảo

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn vaccine để bác sĩ trả lời tại đây.

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
6 ngày trước - Trẻ cần ăn uống đủ chất để tăng cường miễn dịch, tránh tiếp xúc với người nhiễm bệnh, tiêm đủ số mũi vaccine để phòng bệnh sởi.
2 tuần trước - Hệ thống tiêm chủng VNVC ghi nhận lượt tiêm vaccine sởi tăng đến 300% ở nhóm trẻ 9 tháng và 4-6 tuổi trong tuần cuối tháng 8.
1 tháng trước - Trẻ bị sởi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy cấp, viêm não, viêm thanh quản, suy dinh dưỡng nặng…
3 tuần trước - Ngày 27-8, UBND TP.HCM đã công bố dịch sởi trên toàn TP. Thời gian xảy ra dịch là tháng 8-2024.
1 tháng trước - Sởi lây dữ dội hơn Covid nhưng có thể phòng ngừa nhờ tiêm vaccine nhằm tạo miễn dịch cộng đồng, giữ vệ sinh cá nhân, hạn chế tiếp xúc đông người.
Xem tin bài khác
29 phút trước - Anh Đ.P.D (29 tuổi, ngụ TP.HCM) làm việc tại một xưởng in, vài tháng gần đây anh cảm thấy cột sống bị đau thắt, trong một lần đang đứng thì bất ngờ ngã quỵ xuống đất.
30 phút trước - Mốc 2 tháng tuổi là thời điểm vàng bé cần được tiêm ngừa vaccine 6 trong 1 để phòng 6 bệnh nguy hiểm là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib. Để bé được bảo vệ sớm và tối ưu nhất, ba mẹ đừng trì hoãn hoặc...
39 phút trước - Thiếu vận động, không uống đủ nước, ăn nhiều đồ ngọt... là những thói quen hàng ngày của nhiều người đang ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe tổng thể.
1 giờ trước - Thời gian qua, Bộ Y tế liên tiếp phát cảnh báo về tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Trong đó, không ít vụ việc bị khởi tố liên quan đến việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh.
1 giờ trước - Nhật Bản đối mặt khủng hoảng dân số bởi số trẻ sơ sinh giảm, dân số già và tổng số cư dân giảm.