ttth247.com

Ba cách phòng tránh sởi cho trẻ khi đi học

Trẻ cần ăn uống đủ chất để tăng cường miễn dịch, tránh tiếp xúc với người nhiễm bệnh, tiêm đủ số mũi vaccine để phòng bệnh sởi.

BS.CKII Nguyễn Thị Hạnh Lê, Trưởng đơn vị Nhi, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7, cho biết sởi lây truyền qua đường hô hấp, do đó dễ bùng phát thành dịch tại các khu vực đông người như trường học, nhà trẻ... Bệnh nhi mắc sởi thường sốt, viêm kết mạc mắt, viêm long đường hô hấp và tiêu hóa, phát ban ở vùng mặt, nhanh chóng lan rộng ra khắp cơ thể.

Trẻ mắc bệnh phổi ăn kém, tiêu chảy, mệt mỏi, suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu sởi. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt. Trẻ suy giảm miễn dịch, bệnh mạn tính... có nguy cơ trở nặng.

Hiện bệnh chưa có phương pháp điều trị sởi đặc hiệu. Bệnh có thể tự khỏi theo thời gian, kết hợp với dùng thuốc, nghỉ ngơi, ăn uống hỗ trợ điều trị. Dưới đây là một số cách giúp trẻ phòng bệnh khi quay lại trường học.

Tăng cường sức đề kháng

Thực phẩm cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng để duy trì sự sống. Cha mẹ cho trẻ ăn uống đầy đủ 4 nhóm chất gồm chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất. Bé nên ưu tiên rau củ quả để tăng sức đề kháng, sữa chua hỗ trợ tiêu hóa. Canxi, phốt pho góp phần giúp cơ thể trẻ tạo xương, tạo răng, đảm bảo chức năng thần kinh, quá trình đông máu bình thường.

Bé cần vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa tay bằng xà phòng, tránh đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng. Khi đưa trẻ đi học, phụ huynh nên đeo khẩu trang, giữ ấm cổ họng trẻ nếu trời lạnh, trang bị thêm dung dịch rửa tay cá nhân. Bé hạn chế đến những nơi đông người nếu không cần thiết.

Đeo khẩu trang cho trẻ khi đi học để phòng tránh sởi. Ảnh minh họa: Đình Lâm

Đeo khẩu trang cho trẻ khi đi học để phòng tránh sởi. Ảnh minh họa: Đình Lâm

Tránh tiếp xúc với người nhiễm bệnh

Nếu trong trường lớp trẻ có ca nghi nhiễm sởi thì cần cách ly trẻ bệnh đủ 7 ngày kể từ ngày phát ban. Vệ sinh bề mặt bằng các dung dịch khử khuẩn. Trẻ có biểu hiện nghi ngờ sởi, phụ huynh cần đưa con đi khám, điều trị và tái khám theo hẹn, theo dõi biến chứng có thể xảy ra.

Trẻ mắc bệnh sởi cần được ăn nhiều nhóm thực phẩm dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, uống nhiều nước (dung dịch oresol hay nước ép hoa quả tươi). Nếu trẻ bị sốt hoặc ho, có thể cho uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý điều trị bằng kháng sinh hay lá thuốc, trùm kín trẻ, kiêng nước, kiêng ăn uống... Đây là những quan niệm sai lầm dễ khiến bệnh diễn tiến nặng hơn.

Tiêm vaccine

Theo bác sĩ Hạnh Lê, khoảng 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa được tiêm vaccine. Trẻ có thể tiêm vaccine sởi đơn hoặc dạng phối hợp sởi - quai bị - rubella. Để đảm bảo hiệu quả, bé tiêm mũi đầu tiên lúc 9 tháng tuổi, mũi thứ hai khi đủ 18 tháng tuổi.

"Khoảng 80-85% trẻ đáp ứng miễn dịch khi được tiêm mũi đầu, khi tiêm mũi thứ 2 tỷ lệ bảo vệ là 90-95%", bác sĩ Hạnh Lê nói.

Đình Lâm

Độc giả gửi câu hỏi về Nhi - Sơ sinh tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
2 tuần trước - Hệ thống tiêm chủng VNVC ghi nhận lượt tiêm vaccine sởi tăng đến 300% ở nhóm trẻ 9 tháng và 4-6 tuổi trong tuần cuối tháng 8.
1 tháng trước - Nhiều bạn đọc không khỏi lo lắng gửi những câu hỏi đến báo Tuổi Trẻ với nỗi niềm năm học mới đang đến thật gần, làm thế nào để con họ không bị lây bệnh sởi?
1 tháng trước - Trẻ miễn dịch yếu, có bệnh nền, chưa tiêm chủng, nguy cơ lây nhiễm cao khi tiếp xúc bệnh nhân sởi hoặc chạm vào sàn nhà, bề mặt chứa virus sởi.
2 tuần trước - Bộ Y tế đề xuất TP HCM cân nhắc tiêm vaccine sởi cho trẻ 6-8 tháng tuổi theo khuyến cáo dành cho vùng nguy cơ cao, thay vì đợi đến 9 tháng tuổi như bình thường.
1 tháng trước - Những tuần gần đây bệnh sởi lây lan và diễn biến phức tạp tại TP.HCM. Nhiều phụ huynh không biết gì về bệnh sởi, dịch sởi và thường đưa trẻ đến nhập viện khi đã biến chứng.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
4 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.
4 giờ trước - Mùa thu tới, sự thay đổi nhiệt độ làm kích hoạt các đợt viêm da, khiến bé mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Và thật bất ngờ, chính 5 loại lá tưởng siêu bình thường này lại có tác dụng giúp dịu da bé nhanh chóng mà không phải ai cũng biết.
4 giờ trước - TP HCM- Chàng trai 29 tuổi đau lưng nhiều, tê yếu chân phải, có lúc đang đứng thì ngã sụp xuống đất do thoát vị đĩa đệm hai tầng rất nặng, gây hẹp ống sống.
4 giờ trước - Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu không nên tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có tính axit, chứa caffein và cay để tránh tình trạng nặng hơn.