ttth247.com

Cận cảnh loạt tàu đắm ở vịnh Hạ Long 2 tuần sau bão Yagi vẫn chưa được trục vớt

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, Cảng quốc tế Tuần Châu - điểm bắt đầu cho du khách tham quan vịnh Hạ Long - sau hai tuần khi cơn bão Yagi quét qua, nhiều chủ tàu nơi đây vẫn chưa khỏi bàng hoàng.

Hàng chục con tàu có giá trị khoảng 3 tỉ đồng bị bão đánh chìm chỉ còn trơ khung và mũi tàu nhô lên mặt nước ở ngay trước mắt, nhưng chủ tàu đành… bất lực khi không thể sớm trục vớt tàu lên để đưa đi sửa chữa, giảm thiểu thiệt hại.

Bất lực nhìn tàu đắm không thể trục vớt

Chỉ vào ba chiếc tàu bị đắm của gia đình, chị M. chia sẻ với Tuổi Trẻ Online ba con tàu du lịchtrên là của gia đình chị và người em, nằm sát nhau đều bị chìm sau cơn bão. Mỗi tàu trị giá 3 tỉ đồng, chưa kể các đồ dùng, thiết bị trên tàu ngót nghét cũng gần chục tỉ, từng ngày đang chìm theo con tàu đắm.

Bởi dù đã tìm các đơn vị cung ứng dịch vụ trục vớt tàu lên, nhưng sau khi đánh giá mức độ tàu chìm, một số đơn vị từ chối.

Lòng như lửa đốt, chị M. gạt nước mắt chia sẻ trong sự bất lực, khi không thể tìm được đơn vị trục vớt tàu, mất phương hướng vì không biết bao giờ tàu mới được đưa lên bờ để sửa chữa, trong khi toàn bộ gia tài đang dần chìm theo con tàu đắm.

“Nếu cứ để như vậy không biết khi tàu được vớt lên thì có khắc phục được không. Tàu không có bảo hiểm chi trả, chi phí đầu tư đều vay ngân hàng, giờ lại thêm chi phí vớt tàu hàng trăm triệu, sửa chữa cả tiền tỉ thì tôi không biết lấy đâu để gượng dậy được.

Nhìn những con tàu đắm mà chúng tôi cũng không thiết sống vì không biết sau này sẽ thế nào khi gánh nặng ngân hàng, không biết bắt đầu lại thế nào?” - chị M. chia sẻ.

Gần đó, một cái lán được các chủ thuyền dựng lên để trông nom các tàu bị chìm. Khi được hỏi vì sao suốt 2 tuần qua không trục vớt các thuyền bị chìm, một chủ tàu bức xúc nói đã tìm thuê các đơn vị trục vớt tàu, nhưng chi phí tăng liên tục mà còn không có đơn vị thực hiện.

Chi phí vớt tàu tăng vẫn không có đơn vị nhận

Ông này dẫn chứng là trước đây chi phí trục vớt tàu một ngày là 40 triệu đồng thì nay tăng lên 60 triệu đồng, thậm chí gấp đôi mà vẫn không có đơn vị nào nhận. Chưa kể, chi phí vận chuyển, sửa chữa vài trăm triệu đến cả tỉ đồng, các chủ tàu, thuyềnđều rất khó khăn và bất lực vì không biết xoay sở thế nào.

Thống kê của địa phương, có 23 tàu du lịch neo đậu, tránh trú bão tại Cảng du lịch quốc tế Tuần Châu bị chìm, hầu hết các tàu này đều chưa thể trục vớt.

Chi phí sửa chữa các tàu còn phụ thuộc vào mức độ thiệt hại của từng tàu, nhưng với tàu tham quan chi phí sửa chữa từ 500 triệu đến 1 tỉ đồng, tàu lưu trú từ 5 - 10 tỉ đồng hoặc thậm chí vài chục tỉ đồng.

Ông Trần Văn Hồng - chi hội trưởng Chi hội Tàu du lịch Hạ Long - cho biết các chủ tàu đã báo cáo thiệt hại tới chính quyền địa phương. Hiện các cấp ngành đều khẳng định sẽ có chính sách hỗ trợ tối đa nhất để tháo gỡ khó khăn cho các chủ tàu.

Vì vậy, hiện các chủ tàu đều đang rất trông chờ cơ quan chức năng sớm có biện pháp hỗ trợ để trục vớt, đưa tàu vào sửa chữa, giảm, giãn lãi vay để giảm bớt thiệt hại cho các chủ tàu và sớm khôi phục lại hoạt động kinh doanh khi mùa du lịch cao điểm đang đến gần.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Sáng nay, tại các siêu thị, chợ dân sinh ở Hải Phòng, Hà Nội, người dân đổ đến mua rau xanh, củ quả, thịt, cá tích trữ đề phòng bão Yagi đổ bộ sẽ gây mưa lớn kéo dài.
1 tháng trước - Sáng nay, tại các siêu thị, chợ dân sinh ở Hải Phòng, Hà Nội, người dân đổ đến mua rau xanh, củ quả, thịt, cá tích trữ đề phòng bão Yagi đổ bộ sẽ gây mưa lớn kéo dài.
1 tháng trước - Nước sông Hồng dâng nhanh, tràn vào khu dân cư ven sông ở quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm; chính quyền hạn chế xe tải qua cầu Chương Dương, dừng tàu chạy qua cầu Long Biên.
1 tháng trước - Nhiều sà làn, tàu mắc kẹt gây nguy cơ hư hỏng cầu Vĩnh Phú, lực lượng chức năng phải lai dắt, nhấn chìm một số phương tiện.
1 tháng trước - Chiều 6/9, ảnh hưởng hoàn lưu trước bão, Hà Nội nổi cơn giông, mưa xối xả 30 phút khiến nhiều cây gãy đổ, trong đó cây phượng ở quận Hoàng Mai bật gốc đè chết một phụ nữ.
Xem tin bài khác
48 phút trước - Mưa lớn do bão Trà Mi (bão số 6), lũ trên sông Kiến Giang qua huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đang lên trên mức báo động 3 khoảng 1m, thấp hơn đỉnh lũ lịch sử năm 2020 khoảng 1,15m.
1 giờ trước - Trong đêm, lực lượng chức năng đã tiếp cận khu vực nước lũ dâng cao, cố gắng đưa người dân đến nơi an toàn
1 giờ trước - Nước lũ dâng nhanh và cao hơn trận mưa lũ lịch sử 2020 tới 1,2m, chính quyền xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị gấp rút di dời hàng chục hộ dân trong đêm.
1 giờ trước - Công an H.Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã phối hợp các lực lượng đang ứng trực giải cứu hàng chục người dân đang mắc kẹt trong lũ dữ ở làng Phúc Lâm và làng Sa Nam (xã Vĩnh Long, H.Vĩnh Linh).
1 giờ trước - Tuyến đường sắt Bắc Nam bị ngập lụt nhiều đoạn qua Lệ Thủy (Quảng Bình) và Vĩnh Linh (Quảng Trị) khiến nhiều chuyến tàu bị kẹt lại ga Đồng Hới và Đông Hà.