ttth247.com

Cần có lộ trình điều chỉnh giá đất

Hội nghị do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM tổ chức đã ghi nhận 13 ý kiến phản biện của các chuyên gia, luật sư, người dân, đại diện các tổ chức thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM. 

Trong đó, các ý kiến đều thống nhất là cần thiết xây dựng bảng giá đất mới nhưng nên có lộ trình, đánh giá tác động thật kỹ và cần tuyên truyền cho người dân đồng thuận.

Không vội vàng điều chỉnh giá đất

Phát biểu tại hội nghị, luật sư Nguyễn Văn Hậu - phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM - cho rằng theo tinh thần xây dựng Luật Đất đai, bảng giá đất xây dựng phải đạt được mục tiêu hài hòa 3 lợi ích gồm lợi ích Nhà nước, lợi ích người sử dụng đất và lợi ích nhà đầu tư.

Theo ông Hậu, bảng giá đất tác động đến tâm lý thị trường, vốn đầu tư vào đất cũng tăng, chi phí đầu vào tăng cao, các nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn; chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng tăng sẽ làm chi phí đầu vào của dự án công và cả dự án tư nhân.

Việc tăng giá đất cũng tạo áp lực tài chính lên người dân tại các huyện ngoại thành, gây khó cho nhu cầu an cư, tách thửa, chuyển mục đích cho con cái... "Vì vậy cần tính toán lại việc ban hành bảng giá đất điều chỉnh ở thời điểm này. TP cần thêm thời gian tập trung đánh giá toàn diện tác động giá đất để ban hành vào đầu năm 2026, bảo đảm hài hòa các lợi ích...", ông Hậu nói.

Dù khẳng định đồng ý với Sở TN&MT về việc cần thiết điều chỉnh giá đất, nhưng luật sư Trương Thị Hòa cho rằng việc điều chỉnh nên theo lộ trình để người dân, doanh nghiệp chuẩn bị, đồng thuận.

"Cần đánh giá tác động sâu rộng, kỹ lưỡng, bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân, doanh nghiệp. Đồng thời cần lưu tâm về thẩm quyền ban hành quyết định điều chỉnh giá đất là của HĐND TP.HCM", luật sư Hòa nói.

Tương tự, bà Ung Thị Xuân Hương - phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM - cũng đề nghị cần điều chỉnh giá đất nhưng phải theo lộ trình và xem lại phương pháp định giá. Bên cạnh đó, cần thêm thời gian cho người dân phản biện nhiều hơn.

Ông Lê Hoàng Châu - chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM - cho rằng TP.HCM không thể kéo dài tình trạng ngưng giải quyết hồ sơ nhà đất cho dân nhưng cũng không nên vội vàng ban hành bảng giá đất điều chỉnh thời điểm này mà cần thêm thời gian đánh giá hết tác động của chính sách giá đất hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân, doanh nghiệp.

Không để quyền lợi người dân bị ảnh hưởng

Nhiều ý kiến cũng bày tỏ lo lắng rằng độ vênh trong áp dụng Luật Đất đai sẽ dẫn đến rủi ro cho các địa phương khi Luật Đất đai cho phép áp dụng bảng giá đất cũ mà không quy định rõ về việc có cho phép áp dụng hệ số điều chỉnh hay không.

Tuy nhiên theo bà Ung Thị Xuân Hương, việc cơ quan thuế của TP.HCM ngưng giải quyết nghĩa vụ tài chính về hồ sơ nhà đất từ 1-8 cho người dân là không hợp lý, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Toàn Thắng - giám đốc Sở TN&MT - khẳng định sự cần thiết phải ban hành bảng giá đất, đồng thời khẳng định sẽ tiếp thu đầy đủ tất cả các ý kiến để hoàn thiện xây dựng bảng giá đất điều chỉnh.

Theo ông Thắng, dự thảo bảng giá đất điều chỉnh là kết quả cập nhật 1.300 vị trí đất đã phê duyệt bồi thường tại các dự án và 97.000 giao dịch thời gian gần đây trên địa bàn TP.

"Đơn vị tư vấn đã thu thập, tổng hợp, so sánh, chiết trừ... để cho ra bảng giá đất điều chỉnh. Bảng giá đất này còn phải được Hội đồng giá đất TP thẩm định lại. Nếu không có bảng giá đất mới, không có cơ sở tính nghĩa vụ tài chính. Bởi áp dụng bảng giá đất cũ mà đã bỏ hệ số K sẽ không bảo đảm thu đúng cho ngân sách nhà nước", ông Thắng nói.

Trong khi đó, ông Trần Đình Trữ - phó chánh Thanh tra TP.HCM - khẳng định việc điều chỉnh giá đất là hoàn toàn có căn cứ pháp lý. Mục đích điều chỉnh giá đất nhằm bảo đảm giá đất sát giá thị trường, cập nhật hơn 550 tuyến đường mới chưa có bảng giá, bảo đảm công bằng về nghĩa vụ tài chính, bảo đảm quyền lợi người dân tại các dự án bồi thường tái định cư...

"Luật Đất đai cho phép duy trì sử dụng bảng giá đất đến 31-12-2025, trong khi hệ số K không còn sử dụng được nữa. Vì vậy rất cần thiết ban hành bảng giá điều chỉnh. Nhưng tỉ lệ điều chỉnh như thế nào thì cần tính toán để vừa bảo đảm nguồn thu cho Nhà nước và phù hợp quyền lợi người dân...", ông Trữ nói.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Nhiều ý kiến phản biện về bảng giá đất điều chỉnh dự kiến của TP.HCM cho rằng cần có thời gian, lộ trình để điều chỉnh cho phù hợp, chưa cần thiết ban hành thời điểm này.
2 tuần trước - Tôi đang sống ở quần thể chung cư 'Liên Hiệp Quốc' gần cầu Sài Gòn. Chung cư có biệt danh ấy vì nơi đây có hàng trăm cư dân mang hàng chục quốc tịch khác nhau'.
2 tuần trước - Sau gần 30 năm bị thu hồi đất để mở rộng QL1, hàng ngàn hộ dân ở Nghệ An vừa được Chính phủ chi 1.275 tỉ đồng để bồi thường. Tuy nhiên, việc chi trả còn tồn tại nhiều vướng mắc.
1 tháng trước - Chiều 20.8, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị lấy ý kiến các đại biểu HĐND TP.HCM về điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của luật Đất đai 2024.
1 tháng trước - Với bảng giá đất dự kiến tăng hàng chục lần, Bí thư Huyện ủy Hóc Môn Trần Văn Khuyên, cho rằng người dân ngoại thành TP.HCM sẽ không đóng nổi tiền sử dụng đất.
Xem tin bài khác
17 phút trước - Sáng nay (19-9), TAND TP HCM mở phiên xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 đối với vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát).
38 phút trước - Cầu bắc qua con suối trên đường tỉnh 445 ở TP Hòa Bình bị sập rạng sáng nay, may mắn không gây thiệt hại về người.
41 phút trước - Khi vụ bạo hành trẻ ở mái ấm Hoa Hồng (quận 12, TP.HCM) bị phanh phui, cơ quan chức năng kiểm tra thì lộ ra cơ sở có đến 85 trẻ, chứ không phải chỉ 39 trẻ như đăng ký.
41 phút trước - Dự báo hôm nay, bão số 4 hướng vào ven biển Quảng Trị - Quảng Nam rồi đi vào đất liền các tỉnh miền Trung. Cơ quan khí tượng cảnh báo tại Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng có mưa rất lớn trong sáng nay.
41 phút trước - Tối 18-9, Công ty cổ phần Thủy điện Đak Mi đã có thông báo về việc điều tiết nước qua cửa van hồ chứa thủy điện Đak Mi 4.