ttth247.com

Cần điều kiện gì để trồng lúa giảm phát thải được hỗ trợ từ 5-15 tỷ đồng?

Ngày 11/9, Chính phủ đã ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa.

Nghị định nêu rõ, chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.

Theo đó, từ 1/1/2025, ngân sách nhà nước hỗ trợ 1,5 triệu đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa (quy định cũ 1 triệu đồng/ha/năm); hỗ trợ 750.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa còn lại (quy định cũ 500.000 đồng/ha/năm, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa);

Hỗ trợ thêm 1,5 triệu đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.

lua giam phat thai
Lúa chất lượng cao và giảm phát thải đang được doanh nghiệp, HTX trồng thí điểm ở ĐBSCL. Ảnh: NNVN

Với doanh nghiệp, ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% kinh phí khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, giao thông tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.

Các dự án áp dụng theo quy trình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận; dự án áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn; dự án sản xuất hữu cơ được chứng nhận; dự án liên kết sản xuất lúa theo chuỗi giá trị (phải có diện tích 500ha trở lên) được ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối đa 40% nhưng không quá 15 tỷ đồng/dự án để mua sắm dây chuyền, thiết bị, công nghệ, bản quyền công nghệ.

Tương tự, dự án chế biến sản phẩm lương thực, thực phẩm; dự án sản xuất chế phẩm sinh học, chế biến nguyên liệu và sản phẩm công nghệ cao từ lúa, gạo và phụ phẩm lúa, gạo đáp ứng theo quy định pháp luật về công nghệ cao có tổng mức đầu tư từ 30 tỷ đồng trở lên, được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 40% nhưng không quá 15 tỷ đồng/dự án để mua sắm dây chuyền, thiết bị, công nghệ, bản quyền công nghệ.

Nghị định nêu rõ, nguồn vốn, đối tượng, quy trình hỗ trợ, trình tự, thủ tục thực hiện hỗ trợ thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Nguồn vốn và thủ tục hỗ trợ đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định riêng của pháp luật.

Còn với HTX và liên hiệp HTX, theo Nghị định, dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao được sử dụng chính sách của Nhà nước theo hướng dẫn của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã.

Hỗ trợ đầu tư cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã liên kết để thực hiện một trong các dự án sau tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao: dự án áp dụng quy trình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận; sản xuất hữu cơ được chứng nhận; liên kết sản xuất lúa theo chuỗi giá trị. Các dự án nhận hỗ trợ phải có diện tích 100ha trở lên.

Dự án sản xuất, chế biến sản phẩm lương thực, thực phẩm; sản xuất chế phẩm sinh học, chế biến nguyên liệu sản phẩm công nghệ cao từ lúa gạo và phụ phẩm từ lúa, gạo được nhà nước hỗ trợ tối đa 100% vốn đầu tư chi phí xây dựng hạ tầng dự án, mua sắm dây chuyền, thiết bị, công nghệ, bản quyền công nghệ nhưng không quá 5 tỷ đồng/dự án.

Tỉnh đầu tiên thu được tiền từ trồng lúa giảm phát thải CO2

Trong khi tại khu vực ĐBSCL mới chỉ thu hoạch được những vụ lúa sản xuất theo hướng giảm phát thải, thì Đắk Lắk đã là tỉnh đầu tiên ở nước ta bán được lượng giảm phát thải carbon từ lúa với giá 20 USD/1 tấn giảm CO2.

Trồng lúa giảm phát thải, nông dân ĐBSCL sắp được chi trả tiền tín chỉ carbon

Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, Bộ NN-PTNT đang thoả thuận với Ngân hàng Thế giới về cơ chế để chi trả tiền tín chỉ carbon cho nông dân trồng lúa giảm phát thải thí điểm ở ĐBSCL.

Trồng lúa giảm phát thải: Lợi nhuận tăng, nông dân còn được thưởng tiền mặt

Sau khi hoàn thành thu hoạch, nhiều nông dân ở TP Cần Thơ được thưởng tiền mặt khi trồng lúa giảm phát thải khí nhà kính theo gói canh tác “1 phải, 5 giảm”.

Source: vietnamnet.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Đây là nhận định của GS Võ Tòng Xuân về lĩnh vực đạt kỷ lục xuất khẩu của Việt Nam.
1 tháng trước - Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam lần lượt là 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới niên vụ 2023-2024 nhưng có một “nghịch lý” xảy ra: Quốc gia đầu tiên...
1 tháng trước - Trước thông tin Philippines sẽ tăng nhập khẩu gạo từ nay đến cuối năm 2024, doanh nghiệp và nông dân ĐBSCL khẳng định đây là cơ hội lớn cho gạo Việt tận dụng, kết hợp với đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao đang triển khai.
1 tháng trước - Nhiều bộ ngành đề nghị bỏ xăng và máy điều hòa ra khỏi nhóm hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vì không còn phù hợp với bối cảnh hiện tại.
1 tuần trước - Thời gian qua, với sự đồng hành của Agribank, nhiều nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long đã tìm thấy hướng đi mới, vượt qua khó khăn, cải thiện đời sống góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Xem tin bài khác
8 phút trước - Từ góc nhìn của doanh nghiệp, chúng ta cần hiểu sao cho đúng và từ khía cạnh của các chuyên gia, cộng đồng kinh doanh và các người có ảnh hưởng nên có góc nhìn như thế nào với các hoạt động này.
8 phút trước - Tại "Làng du lịch tốt nhất thế giới" Tân Hóa - nơi được ví như vùng "rốn lũ" của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, đã có hơn 400 ngôi nhà bị ngập sâu trong nước.
8 phút trước - Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không kiểm soát chặt chẽ giấy tờ hành khách nước ngoài để giảm thiểu trường hợp bị từ chối nhập cảnh vào Việt Nam.
8 phút trước - Sáng ngày 7/9/2024, Cụm đoàn thanh niên Vietcombank khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã tổ chức Lễ cắt băng khánh thành, bàn giao công trình “Thắp sáng đường biên” tại Đồn Biên phòng Yok M'Bre, xã Ea Bung, huyện Ea Súp, Đắk Lắk.
8 phút trước - Forbes vừa công bố Danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2024. Vietcombank là doanh nghiệp 12 lần liên tục xuất hiện trong danh sách này của Forbes Việt Nam và là doanh nghiệp đứng đầu về lợi nhuận sau thuế.