ttth247.com

Cần làm gì để giảm tỷ lệ người mắc ung thư dạ dày?

Ngày 16.10, tại hội nghị cập nhật nội soi điều trị ung thư tiêu hóa giai đoạn sớm và các bệnh lý mật tụy do Bệnh viện Nguyễn Trãi (TP.HCM) tổ chức, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Đức Thông, Trưởng khoa Nội soi viện này, cho biết số ca được phát hiện ung thư dạ dày sớm tại Việt Nam hiện thấp.

Ông dẫn chứng, một báo cáo hồi cứu từ năm 2014 - 2019 cho thấy, trong 1.606 ca ung thư dạ dày ở TP.HCM thì chỉ có 4% số ca được phát hiện ở giai đoạn sớm. Một nghiên cứu khác tại Huế từ 2013 – 2018 thì tỷ lệ này là 7,6%. Trong khi đó tại Hàn Quốc, tỷ lệ phát hiện sớm ung thư dạ dày là hơn 63%, Nhật Bản là trên 70%.

"Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này, trong đó chương trình tầm soát là một yếu tố quan trọng, nhưng ở Việt Nam chưa có chương trình tầm soát ở cấp độ quốc gia. Bệnh nhân chủ yếu được tầm soát cơ hội, tức khi bệnh nhân đến khám vì bệnh lý, triệu chứng bệnh khác", bác sĩ Thông nói.

Cần làm gì để giảm tỷ lệ người mắc ung thư dạ dày?- Ảnh 1.

Bác sĩ Kinoshita Koshi, Trưởng khoa Nội tiêu hóa và nội soi, Bệnh viện Trung ương Kyoto Miniren (Nhật Bản) đang thực hiện nội soi can thiệp trực tiếp tại Bệnh viện Nguyễn Trãi

ẢNH: N.T

Trong khi đó, Nhật Bản đã có chương trình tầm soát từ năm 1960 (ban đầu là X-quang dạ dày có cản quang, sau đó là nội soi dạ dày) với bệnh nhân trên 40 tuổi, thực hiện 1 năm/lần. Gần đây, tỷ lệ ung thư dạ dày ở Nhật Bản giảm nên chương trình tầm soát được điều chỉnh dành cho người trên 50 tuổi, và 2-3 năm/lần.

Bác sĩ Kinoshita Koshi, Trưởng khoa Nội tiêu hóa và nội soi, Bệnh viện Trung ương Kyoto Miniren (Nhật Bản) thông tin thêm tại hội thảo, hiện nay tại Nhật Bản ung thư dạ dày giảm vì tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) giảm. Và những năm qua, việc phát hiện và điều trị ung thư này tại Nhật có những tiến bộ đáng kể.

Để được như các nước, bác sĩ Thông cho rằng, cần có chương trình nội soi tầm soát ung thư dạ dày trên các nhóm có nguy cơ cao như bệnh nhân nhiễm HP đã điều trị nhưng sau đó bị viêm teo dạ dày nặng, chuyển sản ruột nặng. Muốn vậy cần có sự phối hợp giữa bác sĩ nội soi, bác sĩ khám bệnh, cũng như các bác sĩ điều trị lâm sàng để theo dõi sát bệnh nhân.

Với bác sĩ nội soi, lưu ý trách nhiệm và nghĩa vụ khi cầm ống soi cho bệnh nhân, kỹ thuật soi cần đảm bảo tránh bỏ sót tổn thương, đảm bảo thời gian soi.

Cần nhân lực và có các khóa đào tạo chính thức về kỹ thuật nội soi (như ESD) vì đây là xu thế phát triển, cùng với đó là đầu tư trang bị thiết bị y tế hiện đại.

Truyền thông làm cho người dân thấy được lợi ích việc tầm soát phát hiện ung thư sớm.

Liên quan đến vấn đề trên, tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nga, Phó giám đốc Bệnh viện Nguyễn Trãi, cũng cho rằng ung thư đường tiêu hóa (trong đó có dạ dày) đứng thứ 3 trong các loại ung thư. Việc phát hiện và điều trị sớm mang lại tỷ lệ sống còn cho bệnh nhân cao, có thể kéo dài trên 5 năm từ 80-90%. Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn hơn, tổn thương đã xâm lấn thì khả năng sống còn chỉ còn khoảng 10-15%. Bệnh viện Nguyễn Trãi hướng đến xây dựng trung tâm nội soi chuyên sâu. Do vậy, việc trang bị và ứng dụng các kỹ thuật mới, cũng như đào tạo và huấn luyện liên tục để có thể chẩn đoán và điều trị sớm, góp phần nâng cao chất lượng cho bệnh nhân.

Tại hội nghị, ngoài hướng dẫn lý thuyết về nội soi, chẩn đoán và phát hiện ung thư đường tiêu hóa, bác sĩ Kinoshita Koshi cũng thực hiện nội soi can thiệp trực tiếp để chẩn đoán và điều trị ung thư đường tiêu hóa giai đoạn sớm tại Bệnh viện Nguyễn Trãi.

Từ 2010 đến nay, khoa Nội soi Bệnh viện Nguyễn Trãi thực hiện hầu hết các thủ thuật nội soi tiêu hóa như dạ dày, đại tràng, cắt polyp cầm máu qua nội soi, mở dạ dày ra da, lấy dị vật.

Trong đó, nội soi chẩn đoán dạ dày từ 10.000 - 20.000 ca/năm và đại tràng từ 4.000 - 4.5000 ca/năm. Nội soi điều trị khoảng 1.200 ca/năm. Về nội soi xuất huyết tiêu hóa, 3 năm gần đây, bệnh viện thực hiện gần 560 ca, trong đó có nguyên nhân do ung thư...

Năm 2023 và 2024 bệnh viện bắt đầu thực hiện kỹ thuật ESD.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
2 ngày trước - 'Nghiên cứu mới đây cho thấy dấu hiệu cảnh báo ung thư đại trực tràng ở người trẻ tuổi sẽ hơi khác so với nhóm trên 50 tuổi'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
3 tuần trước - Người đàn ông mắc ung thư phổi cho biết trước đây mình vốn là một thanh niên khỏe mạnh. Từ trẻ anh đã có thói quen hút thuốc và chơi với nhóm bạn thường xuyên hút thuốc.
1 tuần trước - Bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị hở van tim bẩm sinh, cộng thêm thói quen thường xuyên thức khuya chơi game. Đây là hai yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân.
1 tháng trước - Hà Nội- Tăng cân sau sinh khiến Linh ngán ngẩm khi nhìn mình trong gương, cô quyết nhịn ăn gián đoạn, ăn theo quy tắc bàn tay kết hợp tập luyện thay đổi vóc dáng.
2 tuần trước - Thức khuya lâu ngày, căng thẳng kéo dài và ăn uống thất thường đều là những nguyên nhân gây ung thư và tái phát ung thư tuyến giáp nhưng cô vẫn chung sống với chúng mỗi ngày.
Xem tin bài khác
49 phút trước - Chuyên gia Rhian Stephenson, Viện Dinh dưỡng Anh ARTAH, khuyên nên ăn sáng sau bữa tối 12 tiếng để hệ tiêu hóa ổn định, tăng cường sức khỏe.
1 giờ trước - 'Tôi nghe nói ăn phao câu, da gà không tốt cho sức khỏe, có đúng không ạ? Nhân đây cho tôi hỏi những bộ phận nào của gà khi ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe? Xin cảm ơn'. (T.Đạm, ở TP.HCM).
4 giờ trước - Nam sinh đột ngột mất ý thức, ngã đập mặt vào vật cứng gây ngừng tim, hôn mê từng có tiền sử bị ngất 1 lần cách đây 7 năm.
5 giờ trước - Bệnh giang mai rất dễ lây lan, chủ yếu qua đường tình dục, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến não, mắt, tim và các cơ quan khác.
5 giờ trước - 'Khi lớn tuổi, tuyến tụy trở nên kém hiệu quả hơn trong việc sản xuất và tiết insulin, vì vậy người từ 50 tuổi có thể mất nhiều thời gian hơn để đường huyết trở lại bình thường'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội...