ttth247.com

Cần sàng lọc ung thư cổ tử cung để tiêm vaccine HPV không?

Tôi 37 tuổi, dự định tiêm vaccine HPV, có cần xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung để phát hiện virus không? (Ngọc An, Huế)

Trả lời:

Trước khi tiêm vaccine HPV, bạn không cần tiến hành xét nghiệm sàng lọc để tìm kiếm virus trước. Điều kiện tiêm vaccine gồm người trong độ tuổi 9-45, không dị ứng với thành phần của vaccine, không điều trị các bệnh cấp tính, phụ nữ không mang thai...

Xét nghiệm trước khi tiêm vaccine không được khuyến khích. Lý do, kết quả xét nghiệm HPV dương tính đôi khi không cho biết chính xác đã nhiễm chủng HPV nào. Mặt khác, xét nghiệm âm tính không đủ để chứng minh trước đây chưa nhiễm HPV.

Minh họa phụ nữ khám sàng lọc với bác sĩ. Ảnh: PhotoAC

Minh họa phụ nữ khám sàng lọc với bác sĩ. Ảnh: PhotoAC

HPV có thể lây nhiễm và tái nhiễm nhiều lần qua đường quan hệ tình dục, tiếp xúc da kề da, da kề niêm mạc hoặc một số đường lây gián tiếp khác. Miễn dịch tự nhiên sau khi nhiễm HPV thường không đủ mạnh để ngăn ngừa tái nhiễm. Vaccine sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ trên.

Tiêm vaccine là bước dự phòng cấp 1 trong ngăn chặn nguy cơ nhiễm các chủng HPV tiến triển ung thư cổ tử cung. Tầm soát và xét nghiệm sàng lọc định kỳ là bước dự phòng cấp 2.

Hiện các xét nghiệm thường quy tầm soát HPV và ung thư cổ tử cung cho phụ nữ từ 21 tuổi đã quan hệ tình dục gồm: phết tế bào cổ tử cung - Pap's (cổ điển hoặc nhúng dịch), xét nghiệm HPV, quan sát cổ tử cung bằng dung dịch axit acetic (áp dụng tại cơ sở y tế không có sẵn Pap's và HPV). Bạn có thể làm một trong các xét nghiệm trên để biết được tình trạng sức khỏe bản thân, cũng như phát hiện tế bào bất thường.

Nam và nữ giới từ 9-45 tuổi cần tiêm vaccine HPV càng sớm càng tốt, hiệu quả phòng bệnh hơn 90%. Bạn cần sớm chủng ngừa để phòng ung thư cùng nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục liên quan đến HPV. Sau khi tiêm phòng, bạn vẫn cần duy trì khám sức khỏe định kỳ và tầm soát theo khuyến cáo, sử dụng bao cao su và quan hệ tình dục an toàn.

Bác sĩ Phạm Hồng Thuyết
Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn vaccine để bác sĩ trả lời tại đây.

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Anh- Emma McQuitty, 39 tuổi, kỳ kinh nguyệt kéo dài, đau bụng quằn quại, mất nhiều máu, bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh ung thư.
4 ngày trước - Lạm dụng thuốc tránh thai, nhiễm HPV, hút thuốc lá... có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
1 tuần trước - Phụ nữ mắc chlamydia, lậu có thể vô sinh hoặc chửa ngoài tử cung, còn người mẹ bệnh giang mai dễ lây truyền sang con, gây nguy cơ sinh non.
1 tuần trước - Phụ nữ mắc chlamydia, lậu có thể vô sinh hoặc thai ngoài tử cung, còn mẹ bệnh giang mai dễ lây truyền sang con, nguy cơ sinh non.
1 tháng trước - Phụ nữ trung niên khám sức khỏe và phụ khoa nên chọn danh mục phù hợp, kiêng quan hệ tình dục và không dùng hóa chất ở vùng kín.
Xem tin bài khác
22 phút trước - Vòng thắt bẩm sinh là hội chứng hiếm gặp xảy ra trong quá trình phát triển thai nhi, khi những dây màng ối quấn vào các bộ phận của thai nhi khiến phần cơ thể đó không lưu thông máu. Nhiều trẻ bị bệnh nhưng cha mẹ không biết tưởng do ngấn...
1 giờ trước - Tôi hay đau họng, viêm mũi, muốn nội soi. Xin hỏi nội soi tai mũi họng dùng ống cứng hay ống mềm, có đau không? (Thu An, 45 tuổi, Đồng Nai)
1 giờ trước - Hà Nội- Ngực bên phải biến dạng, sưng đau, chị Huyền tưởng ung thư vú, đến bệnh viện khám phát hiện vỡ túi ngực, nhiều u xơ và nang vú.
1 giờ trước - Hai ngày nay, tay chân và cơ thể chồng tôi xuất hiện các mảng tròn, đỏ, vùng rìa có mụn mủ li ti kèm cảm giác ngứa liên tục, bác sĩ chẩn đoán bị hắc lào.
1 giờ trước - TP HCM- Ông Tùng, 66 tuổi, bệnh tiểu đường, xuất hiện bọng nước khoảng 2 cm ở chân bốn tháng sau thành vết loét rộng hơn 15 cm.