ttth247.com

Cậu học trò nghèo xứ đảo vượt biển đi học truyền thông

Biết mình đậu ngành truyền thông đa phương tiện Trường đại học Văn Lang (TP.HCM), Lưu Thanh Nguyên (xã Hòn Tre, huyện đảo Kiên Hải, Kiên Giang) lo không có tiền đóng học phí, nhưng vẫn quyết đi học để thoát nghèo.

Bà Hồ Thì Nhiên (hơn 70 tuổi, bà nội Nguyên) cũng trằn trọc khó ngủ theo Nguyên. Rồi bà quyết định dùng hết số tiền tích cóp (tiền có được do nhận sửa đồ bao năm - PV) đóng học phí ban đầu cho cháu đến giảng đường, tới đâu thì tới.

Cha mẹ ly hôn, bà 70 tuổi sửa đồ vá may chăm cháu

Những ngày mưa gió này, xã đảo Hòn Tre (huyện Kiên Hải) cũng trở nên vắng vẻ, ít người qua lại. Người dân đóng cửa nhà im lìm. Vài chiếc xe máy của những người đi chợ vội, lâu lâu chạy tới chạy lui nhưng cũng không đủ sức làm huyên náo một xóm dân cư nghèo ở huyện đảo nơi đây.

Xen lẫn trong tiếng mưa là tiếng máy may may đồ cọc cạch, cọc cạch… đều đều vang lên như mang niềm hy vọng nho nhỏ của người bà nghèo dành cho cháu mình.

"Mọi người giờ mua đồ may sẵn. Ít ai đến lựa vải may đồ chỗ tôi như xưa lắm. Thỉnh thoảng mới có người đem đến cái áo, cái quần rồi mướn tôi sửa lại", bà Nhiên buồn xo nói.

"Cha mẹ hiện đã ly hôn rồi. Nguyên chọn theo cha sống. Mẹ Nguyên cũng quan tâm, thăm hỏi và cho tiền con đi học. 4 năm đại học còn nặng gánh nỗi lo nên giờ tôi chỉ biết ngóng chờ khách đến may và sửa đồ thôi. Còn sức, tôi còn làm để lo cho nó", bà Nhiên trải lòng.

Anh Lưu Thanh Phong (cha Nguyên) chẳng chịu nổi cảnh nghèo ở đảo nên tìm cách rời quê sang Hồng Dân (Bạc Liêu) mua bán rau củ mưu sinh.

Phòng sửa đồ của bà Nhiên rộng không tới 20m2 và đang xuống cấp. Mưa xuống, nước thấm qua tường khiến cho các mảng vôi, nước sơn bị bong tróc và chực chờ sẵn sàng rớt xuống bất cứ khi nào. Chật hẹp nhưng bà Nhiên vẫn cố gắng bày bán ít vải rồi sắp thêm hai chiếc bàn máy may nhỏ để bà và chị Lưu Huệ Mẫn (con gái bà Nhiên, khờ hơn người bình thường) thuận tiện may.

Sức khỏe bà Nhiên hiện đã yếu, mắt mờ và đau lưng nhiều vì ngồi lâu.

Nhịn đói cũng sẽ vượt đảo đi học

Hôm hay tin đậu ngành truyền thông đa phương tiện Trường đại học Văn Lang (TP.HCM), Nguyên mất ngủ mấy đêm liền vì biết sẽ không có tiền để đóng học phí. Nguyên nghĩ nhiều, và đặt ra nhiều câu hỏi cho mình: Đi học hay nghỉ đi làm phụ bà, phụ ba? Tâm nguyện dang dở của ông thì sao?...

"Bằng mọi cách tôi cũng đi học. Bụng đói đi học cũng được, không thể phụ tâm nguyện của ông tôi. Ông luôn mơ ước tôi sẽ đi học đại học để có kiến thức", Nguyên khẳng định chắc nịch.

Gia cảnh Nguyên hiện quá khó khăn, bế tắc. Ba của Nguyên cũng chưa có việc làm ổn định nhưng anh vẫn quyết soạn lại mớ đồ bỏ vô ba lô rồi lên quận Bình Thạnh (TP.HCM) tìm cách lo cho con trai đi học.

Anh chạy đôn chạy đáo khắp nơi để đi xin làm công nhân hoặc chạy xe kiếm thêm nuôi con. Nguyên cũng có kế hoạch bằng cách là vừa đi học vừa đi kiếm thêm việc phụ bàn hay chạy sự kiện để phụ trang trải chi phí học tập.

"Tiếc là ông tôi mất sớm. Nếu ông còn sống, tôi sẽ ôm lấy ông để nói rằng tôi đã đậu đại học. Cỡ nào tôi cũng học và không đầu hàng số phận hay bỏ cuộc giữa chừng", Nguyên cố gắng nén nước mắt.

Lật đật thắp nén hương cho ông, Nguyên quyết định thu xếp quần áo cho kịp chuyến tàu chiều vượt khoảng 30km đường biển qua TP Rạch Giá để lên TP.HCM.

Thầy Võ Hoàng Tuấn - giáo viên Trường THPT Kiên Hải (giáo viên chủ nhiệm của Nguyên) - nhận xét Nguyên là cậu trò nghèo nhưng rất ngoan và lễ phép, học giỏi. Thầy cô và bạn bè ở trường rất quý mến và yêu thương, giúp đỡ Nguyên.

Gia cảnh của Nguyên cũng rất khó khăn. Cả gia đình phụ thuộc vào việc bà Nhiên may và sửa đồ với thu nhập ít ỏi.

"Có học bổng Tiếp sức đến trường, tôi nghĩ sẽ giúp được cho Nguyên nhiều lắm. Số tiền đó em có thể trang trải việc học trước mắt. Tôi cũng hy vọng các mạnh thương quân và báo Tuổi Trẻ xem xét giúp đỡ để em có thể hoàn thành ước mơ của mình", thầy Tuấn kỳ vọng.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Nhà báo Lê Thế Chữ, tổng biên tập báo Tuổi Trẻ nhắn nhủ 101 SV Quảng Trị được tiếp sức đến trường: Hẹn gặp lại với nụ cười thật tự tin trong tương lai.
3 tuần trước - Quảng Trị là tỉnh thành đông ứng viên gửi hồ sơ đăng ký học bổng “Tiếp sức đến trường” của báo Tuổi Trẻ nhất. Hàng trăm hoàn cảnh nghèo, có số phận khó khăn cùng cực, tương ứng với hàng trăm nghị lực vươn lên, và khát khao trở thành bác...
1 tuần trước - Bốn bạn trẻ Huỳnh Bảo, Marko, mẹ Bắp và Hà Ny học hỏi Phạm Thoại kỹ năng livestream bán hàng, tư vấn sâu sản phẩm tại chương trình "Nghề Chủ Chốt".
3 tuần trước - Hội trại Thanh niên Việt Nam: Làm chủ ngoại ngữ - bản lĩnh hội nhập 2024 với hơn 100 đại biểu trẻ cả nước vừa kết thúc cuối tuần qua tại TP.HCM.
1 tháng trước - Quán ăn của cô gái Gen Z ở xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP HCM được cộng đồng mạng hết lời khen ngợi vì thực đơn món ăn hấp dẫn, độc đáo.
Xem tin bài khác
15 phút trước - Mùa thu Hà Nội mang đến những nét đẹp dịu dàng, tinh tế, khơi gợi trong lòng người những cảm xúc khó tả.
1 giờ trước - Báo Tuổi Trẻ mời bạn đọc tiếp tục tham gia gửi clip dự thi cuộc thi video clip “Lan tỏa năng lượng tích cực lần 5”. Cuộc thi sẽ tiếp tục nhận clip dự thi của bạn đọc đến hết ngày 31-10.
2 giờ trước - Đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam do anh Trần Việt Hưng, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên, làm trưởng đoàn đã dự khai mạc chương trình Giao lưu hữu nghị thanh niên Trung - Việt.
4 giờ trước - Mong muốn hỗ trợ cho học sinh dễ hình dung về hình học không gian, cô Phạm Thị Thanh Tâm cùng học trò Trường THPT Trần Phú (quận Tân Phú, TP.HCM) đã dành thời gian 12 tháng nghiên cứu làm ra mô hình toán học.
4 giờ trước - Vòi rồng xuất hiện tại vùng biển xã Nhơn Hải (TP.Quy Nhơn, Bình Định) được người dân quay video, đăng trên mạng xã hội Facebook thu hút nhiều người quan tâm.