ttth247.com

'Cây ATM 1.000 đồng' giúp người nghèo ở biên giới

Nghệ AnÔng Xồng Bá Lù từng nghĩ sống hết đời trong căn nhà cũ, có nguy cơ đổ sập khi mưa lớn cho đến khi huyện Tương Dương xây dựng "cây ATM 1.000 đồng".

Trở về sau chuyến hái măng dưới trời mưa nặng hạt, ông Lù, 65 tuổi, trú bản Phá Lỏm, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương vào bếp lấy gạo chuẩn bị nấu bữa tối. Ba năm trước, ông Lù không được thảnh thơi như vậy. Mỗi lần mưa lớn, đi làm về ông Lù phải thu dọn đồ đạc ướt sũng bởi mái tranh thủng lỗ chỗ.

Mọi chuyện thay đổi từ giữa năm 2022, khi Huyện ủy Tương Dương phát động và nhân rộng mô hình "cây ATM 1.000 đồng" để hỗ trợ hộ nghèo, neo đơn trên địa bàn thay đổi cuộc sống. Gia đình ông Lù hưởng lợi từ chủ trương trên.

Cán bộ ở huyện Tương Dương góp tiền vào cây ATM 1.000 đồng. Ảnh: Hùng Lê

Cán bộ ở huyện Tương Dương góp tiền vào "cây ATM 1.000 đồng". Ảnh: Hùng Lê

Mô hình được xây dựng trên tinh thần "mình vì mọi người". Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức đóng góp 1.000 đồng/ngày vào quỹ. Cán bộ bán chuyên trách, đảng viên nông thôn, tổ chức, cá nhân đóng góp theo tinh thần tự nguyện. Từ huyện đến thôn có thùng quỹ đặt ở công sở, nhà văn hóa, hết tháng hoặc hết quý chi bộ cử người kiểm đếm công khai.

Bản Phà Lỏm, xã Tam Hợp có 126 hộ, chủ yếu người Mông, cuộc sống gắn liền với nương rẫy, thu nhập thấp, đa số đều kinh tế eo hẹp. Ông Xồng Bá Lù có 3 người con đã trưởng thành và đi làm ăn xa. Trước đây ông sống một mình trong căn nhà cấp bốn lụp xụp rộng hơn 50 m2, phía trên lợp tranh, mối mọt ăn hết các cột, dọa hư hỏng. Những hôm mưa bão, ông phải sang nhà hàng xóm ngủ đến sáng mai mới dám về, vì lo sợ nhà đổ.

Cuộc sống kham khổ, thỉnh thoảng ông Lù mới tích góp được ít tiền mua thịt cá nên không dám mơ đến việc xây nhà kiên cố. Khi nghe cán bộ bản đặt vấn đề hỗ trợ gia đình 30 triệu đồng để lợp lại mái, gia cố các tường gỗ cho chắc chắn, sắm thêm ít vật dụng, ông Lù rơm rơm nước mắt hỏi người đứng bên cạnh "có thật không?".

Dù được cán bộ phúc đáp "thật 100%", ông Lù vẫn không tin, cho đến khi các đoàn thể chở vật liệu đến dựng nhà. Cuối năm 2022, thấy công trình đã được sửa sang hoàn chỉnh, lợp mái fibro xi măng, bên trong lát nền, ông cười hiền bảo "tin rồi". "Cây ATM 1.000 đồng nghe thì nhỏ nhưng cái tình rất lớn, giúp những gia đình khó khăn như tôi vượt khó, vươn lên", ông Lù nói.

Ông Xồng Bá Chớ, Trưởng bản Phà Lỏm, cho biết việc vận động đóng quỹ không khó, quan trọng là cách truyền đạt để mọi người hiểu được ý nghĩa. Nếu đóng đủ, một tháng mỗi người góp được 30.000 đồng cho công tác thiện nguyện. Tuy nhiên, một số cán bộ cuộc sống cũng khó khăn, đông con nên không có tiền để hỗ trợ. 22 đảng viên nhưng chỉ có khoảng 6 người thường xuyên đóng quỹ đều, còn lại thì tùy vào lòng hảo tâm, nộp vào giữa hoặc cuối năm.

"Hàng quý chi bộ sẽ thống kê quỹ để báo cáo lên xã. Để hỗ trợ một gia đình, cán bộ sẽ khảo sát cụ thể tình hình kinh tế của họ, sau đó đưa ra họp bỏ phiếu minh bạch, ưu tiên người già cả, neo đơn", ông Chớ nói và cho hay thời gian tới sẽ cố gắng duy trì quỹ, đặt mục tiêu mỗi năm dựng được một nhà cho hộ nghèo.

Bí thư Đảng ủy xã Tam Hợp, ông Nguyễn Hoàng Sơn cho biết ngoài xóa nhà tranh tre dột nát, đến nay "cây ATM 1.000 đồng" còn góp tiền mua cây giống, vật nuôi như lợn đen, bò, dê, gà... để người dân phát triển sản xuất. 5 trẻ mồ côi trên địa bàn cũng được hỗ trợ mỗi tháng 500.000 đồng từ quỹ, bắt đầu từ tháng 5/2023, giúp các em bớt thiệt thòi.

Ông Kha Văn Ót, trú bản Văng Môn, cho hay gia đình thuộc hộ nghèo, trước đây thu nhập chủ yếu dựa vào trồng chuối trên nương rẫy nhưng nhiều lúc vẫn không đủ ăn, các khoản đóng nộp cho con ăn học phải vay mượn họ hàng. Ba năm nay, từ lúc được chính quyền cấp cho 3 con lợn đen cùng nhiều gà giống, ông Ót tập trung chăm sóc và nhân giống, hàng năm đem bán có thêm vài chục triệu đồng.

"Cây ATM 1.000 đồng giúp gia đình tôi thoát nghèo. Hơn một năm nay, mỗi lúc bán được đàn gà hay con lợn đen, tôi đều trích một ít tiền lời vào quỹ xã hội hóa của bản để giúp những hoàn cảnh từng khổ như mình", ông Ót nói.

Một góc của huyện Tương Dương, nơi các bản làng nằm bên sông núi hiểm trở, cuộc sống người dân khó khăn, thiếu thốn. Ảnh: Đức Hùng

Một góc của huyện Tương Dương, nơi các bản làng nằm bên sông núi hiểm trở, cuộc sống người dân khó khăn. Ảnh: Đức Hùng

Theo Trưởng ban Dân vận huyện Tương Dương Lương Bá Vin, với khẩu hiệu "mỗi cán bộ, đảng viên giúp đỡ một hộ nghèo", mô hình "cây ATM 1.000 đồng" lan tỏa rất lớn, gắn kết người dân và chính quyền lại thành một khối. Đến nay đã nhân rộng đến 146 chi bộ thôn bản thuộc tất cả xã trên bịa bàn.

"Thời gian đầu có vài người băn khoăn, lo chương trình đạt hiệu quả thấp, bởi mức đóng góp 30.000 đồng mỗi tháng là không nhiều. Nhưng tôi bảo cứ góp gió thành bão, với người nghèo thì một đồng hay mười đồng vẫn quý", ông Vin kể.

Ba năm nay, thấy nhiều gia đình được cải thiện sinh kế, thoát nghèo nhờ chương trình trên, những lo ngại về sự thiếu hiệu quả đã không còn. Hàng tháng khi chưa đến ngày phát động, nhiều đảng viên đã tự động đến góp quỹ trước "vì sợ để lâu tiêu hết", thậm chí còn ủng hộ thêm từ 50.000-100.000 đồng, ông Vin cho hay.

Sau hơn 3 năm thực hiện, "cây ATM 1.000 đồng" trên toàn huyện thu 717 triệu đồng, đã chi 452 triệu đồng hỗ trợ 289 hộ nghèo làm nhà mới, công trình phụ; hỗ trợ hàng chục con bò, dê, lợn, giống lúa, ngô, sắn... cho 135 hộ; mua 5 xe đạp giúp học sinh nghèo vượt khó, nhận đỡ đầu 19 em mồ côi hoàn cảnh khó khăn.

Tương Dương là huyện miền núi cao phía tây nam Nghệ An, có gần 58 km đường biên giới giáp Lào, có 16 xã, một thị trấn, 146 làng bản, khối xóm. Dân số hơn 77.000, chủ yếu là Thái, Khơ Mú, Mông, Pọng, Ơ Đu, Kinh, cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn.

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tuần trước - Nhiều ngôi nhà, cửa hàng mặt phố khu vực ven biển thuộc Bãi Cháy, Hạ Long (Quảng Ninh) và trung tâm TP Hải Phòng bị tốc mái, bung vách kính vỡ vụn khi bão Yagi quét qua chiều 7/9.
3 tuần trước - Lửa bao trùm shop bán quần áo ở quận Bình Tân lan sang tòa nhà ngân hàng bên cạnh, khu dân cư hoảng loạn, sáng 23/8.
1 tháng trước - Nhiều người có thẻ ngân hàng nhưng chưa lãnh được lương hưu vì tên trên sổ hưu và thẻ bảo hiểm y tế không giống nhau, chưa làm đơn đề nghị nhận qua tài khoản...
3 tuần trước - Cây thanh long từng một thời "oanh liệt" ở Bình Thuận, mang lại giá trị kinh tế cao khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Thế nhưng hiện nay thanh long đang chững lại do các chính sách, quy định, hàng rào kỹ thuật khắt khe hơn của...
3 tuần trước - Cơn giông kéo dài 5 phút khiến nhiều cây xanh ở quận Thanh Xuân, Hà Nội, bị bật gốc, gãy cành, trưa 29/8.
Xem tin bài khác
15 phút trước - Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mang những thông điệp lớn, quan trọng tới Hội nghị Thượng đỉnh tương lai, Đại hội đồng LHQ khóa 79.
15 phút trước - Ngày 19.9, tiếp tục Hội nghị T.Ư 10 khóa XIII, T.Ư Đảng làm việc tại hội trường thảo luận về các nội dung đã thảo luận tổ.
36 phút trước - Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua (19/9) và sáng sớm nay (20/9), khu vực từ Nghệ An đến Bắc Quảng Trị có mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 19h ngày 19/9 đến 3h ngày 20/9 có nơi trên 100mm như: Hương...
1 giờ trước - Hôm qua 19.9, TAND TP.HCM bắt đầu xét xử sơ thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm ở giai đoạn 2 về các tội danh 'lừa đảo chiếm đoạt tài sản', 'rửa tiền' và 'vận chuyển trái phép...
1 giờ trước - Nhiều ý kiến ủng hộ việc cấm học sinh dùng điện thoại di động trong trường để tập trung học tập. Bên cạnh đó, một số bạn đọc cho rằng việc này nên áp dụng linh hoạt.