ttth247.com

Chấm chung chén nước mắm có lây viêm gan B không?

Gia đình tôi có bệnh nhân viêm gan B, thường ăn chung mâm, chấm chung chén nước mắm. Việc này có làm lây nhiễm viêm gan B không?

Trả lời:

Virus viêm gan B lây từ người nhiễm virus sang người lành qua các đường: từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở; tiếp xúc với máu của người bệnh tại vết thương hở như vết cắt, xước và cào; sử dụng chung bơm tiêm, kim tiêm với bệnh nhân. Bệnh còn có thể lây kho dùng chung các vật dụng bị nhiễm virus như bàn chải đánh răng, dao cạo râu; quan hệ tình dục không an toàn...

Viêm gan B không lây qua hắt hơi, ho, ôm, cho con bú, qua thức ăn hoặc nước uống, dùng chung đồ như sử dụng chung ly uống nước hay ăn uống chung. Virus gây bệnh tồn tại trong nước bọt song có nồng độ thấp, khó lây nhiễm với người khác. Tuy nhiên, mầm bệnh có thể lây nhiễm khi bệnh nhân gặp vấn đề về răng miệng như xước, loét, viêm lợi, chảy máu chân răng.

Vì vậy, người sống chung nhà với bệnh nhân viêm gan B không cần ăn, uống riêng để phòng lây nhiễm, tương tự với gia đình bạn. Tuy nhiên, gia đình nên hạn chế chấm chung nước chấm hoặc sử dụng chung đũa gắp thực phẩm. Việc này cũng giúp phòng các tác nhân gây bệnh khác như vi khuẩn HP, virus viêm gan A và E...

Chấm chung chén nước mắm không làm lây nhiễm virus viêm gan B. Ảnh: Vecteezy

Chấm chung chén nước mắm không làm lây nhiễm virus viêm gan B. Ảnh: Vecteezy

Để phòng bệnh, bạn và các thành viên trong gia đình (không bao gồm bệnh nhân) nên tiêm vaccine. Có 5 loại vaccine gồm: 6 trong 1 Hexaxim (Pháp)/Infanrix Hexa (Bỉ) phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib và viêm gan B; viêm gan B đơn gồm Heberbiovac HB (Cu Ba) và Gene Hbvax (Việt Nam) hoặc vaccine phối hợp viêm gan A - B Twinrix (Bỉ).

Mũi phòng viêm gan B hiệu quả đến 98%, loại vaccine được chỉ định dựa trên độ tuổi. Sau tiêm, cơ thể có thể xuất hiện phản ứng nhẹ như: cảm giác đau, đỏ hoặc sưng nhẹ tại chỗ tiêm, gặp ở khoảng 15% người lớn, 5% trẻ em; sốt nhẹ gặp ở khoảng 1 đến 6%. Những phản ứng khác rất hiếm gặp như nổi ban, khó thở chiếm tỷ lệ khoảng 1/600.000 liều.

Bác sĩ Nguyễn Tiến Đạo
Quản lý Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn vaccine tại đây.

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - 'Huyết áp cao là yếu tố chính gây ra bệnh tim, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
3 tuần trước - Ăn trái cây và rau củ mỗi ngày là cách tuyệt vời để duy trì sức khỏe. Điều cực kỳ quan trọng trước khi ăn rau củ, trái cây là phải rửa sạch. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rửa đúng cách, dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn với sức khỏe.
3 tuần trước - Tháng 9 này, những chiếc bánh xếp kiểu Nhật Gyoza của Ajinomoto chính thức tham gia thị trường Việt Nam. Với nhân thịt gà và heo hòa trộn với rau củ tuyển chọn, vỏ bánh mỏng mềm, chỉ 6 phút chế biến người nội trợ sẽ có bữa ăn ngon cho gia...
1 tuần trước - Không chỉ dùng để làm tăng hương vị và mùi thơm cho các món ăn, củ riềng cũng được xem như là một loại dược liệu chữa nhiều bệnh trong đông y. Trong y học hiện đại, tinh chất riềng cũng được nghiên cứu sử dụng để chữa bệnh.
1 tuần trước - Thoa các chất dưỡng ẩm, bổ sung một số loại thực phẩm vào chế độ ăn uống và tránh chất gây kích ứng da có thể làm dịu làn da khô.
Xem tin bài khác
13 phút trước - Các nhà nghiên cứu Ý đã chỉ ra một giải pháp thú vị cho quý ông bị gan nhiễm mỡ nhưng không thích ăn cá hay đậu.
46 phút trước - Cà phê là thức uống quen thuộc và có thể tác động lên huyết áp theo nhiều cách khác nhau, khi dùng nên lưu ý liều lượng.
46 phút trước - Mùa mưa độ ẩm tăng cao tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến người tiểu đường dễ mắc các bệnh về da, sốt rét, sốt xuất huyết, cảm cúm, viêm mắt.
46 phút trước - TP HCM- Sau 8 năm cắt một bên tinh hoàn để chữa ung thư, anh Tuyến, 49 tuổi, được phẫu thuật tìm tinh trùng để có con dù hy vọng gần như bằng không.
46 phút trước - Mỹ- Ba người phụ nữ nhớ lại ký ức đau đớn khi bị bác sĩ David Farley lạm dụng lúc họ còn tuổi vị thành niên, thề sẽ chiến đấu để đòi lại công lý.